Bốn Con Yêu Và Hai Ông Đồ

nguyễn triệu luật

tiểu thuyết lịch sử

- I -

quán tí-hàn

BỐN CON YÊU VÀ HAI ÔNG ĐỒ, LỊCH SỬ KÝ SỰ, Tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật y bản của Xuất Bản TÂN DÂN của NGUYỄN TRIỆU LUẬT. Y bản của xuất bản TÂN DÂN in ở Hà Nội tháng 7 năm 1943, Tái bản trong Viện VĂN NGHỆ, Hiện sáng tác của xuất bản BỐN PHƯƠNG, ấn loát phẩm của THƯ LÂM ấn thư quán SAIGON, Hoàn thành tháng VI năm MCMLVII

LỐI gần Giám bây giờ, vào khoảng những phố Sinh Từ, Cao Đắc Minh, Hàng Đẫy, trước là một phường trong 36 phường của đô thành Thăng Long đời Lê. Phường ấy, tên gọi là phường Tả Bà- Ngô vì ở cạnh đền Bà-Ngô, về phía tả, Phường Tả Bà Ngô là một nơi tụ hội của bọn nho-sinh, sinh đồ. Cứ đến khoa thi thì bọn các ông nho, ông đồ, ông cống các trấn lại tấp nập kéo tới, làm cho cả phường lại vui vẻ rộn rịp suốt mấy tháng cuối thu đầu đông là mùa khô ráo ấm áp, tiện cho việc thi cử ở trường thi lộ thiên. Ba năm một khoa thi hương, nối khoa thi hương, năm sau lại kề liền một khoa thi hội; thỉnh thoảng nhân dịp vui mừng gì, nhà nước lại mở một ân khoa; nhân có cớ gì thuộc chánh trị, nhà vua lại mở một khoa thi hoành từ bác văn, thành ra luôn luôn nơi kinh kỳ có khoa thi, luôn luôn phường Tả Bà Ngô là nơi hò hẹn của sĩ tử tứ trấn Nam, Bắc, Đông, Đoài.

Trọ ở phường Tả Bà-Ngô có hai đường tiện lợi; nên dù ở phường Giảng Võ, phường Hoa Nàng là những nơi gần trường thi cũng có nhà trọ nhưng ít người chịu đến mà chỉ đến ở đó. Điều lợi thứ nhất là phường ấy ở giáp phố đô thành. Nhân dịp đi thi, nhân dịp tới Kẻ Chợ thi, các thiếu niên công tử, các con nhà giàu ở bốn trấn cũng muốn dạo chơi phố phường, thăm cửa Đại Hưng, đền Bạch Mã, ngắm cửa Soái Phủ, cho gọi là được biết cái uy nghi vua chúa. Các ông lại lấy làm thú nhất là sáng sáng dạo lên các phường Đồng Lạc, Đồng Xuân để ngắm trộm những cố gái cấm cung hàng Đào hàng Ngang hàng Bạc và bông-lơn để sẵn sẽ bị một cô cưới làm chồng nếu mình đỗ Cống Sinh hoặc Tiến Sĩ.

Quan Tụng có cô con gái đẹp,

Lăm le xui bố cưới làm chồng.

Đó là câu thơ mà bác đồ Cuồng xứ Đoài vẫn lấy làm đắc ý mà đọc luôn. Các nhà giàu, các nhà quan, khi đó vẫn có tục mua chồng cho con. Bác sinh đồ nào có phúc được vào đệ tử, mà chừng như trong ba kỳ có quyền được phê: ưu, bình; ông cống nào đậu chính trúng cách sắp vào điện thi; bác ấy, ông ấy, chắc mười phần đã có người chăm sẵn làm chồng, chỉ đợi khi xướng danh, truyền-lô [1], chính thức ông đồ nên ông cống, ông cống nên ông Nghè, là nhà gái cũng chính thức bắn tiếng đến, chấm làm qui tế và nói rõ cả điều kiện mua chồng, chuốc rể, đại khái như:

Bao nhiêu tiền khao mừng ở họ hàng làng mạc nhà gái chịu cả;

Quần áo nhà gái sẽ may cho, và nếu cần, sẽ may cho cả gia quyến ông qui tế;

Ngoài ra, lại các thêm, hoặc một hai cái nhà Kẻ Chợ, hoặc một vài chục, một vài trăm mẫu ruộng nhà quê.

Ngoài ra, ông quí tế lại có thể đòi thêm một vài khoản mà nhà gái chưa kịp nghĩ tới, hoặc không biết rõ mà nghĩ tới được.

Không cần phải nói rằng bao giờ họ cũng, chấm những ông tân khoa chưa vợ. Họ mà đã chấm ai, thì họ chăm chút tin tức từng li từng tí, nhất là những tin bài vở phê phách trong trường. Kỳ đệ nhị, bác đồ Quí ở An trường xuýt nữa bị một dấu xuyễn, kỳ đệ tam, tí nữa thì bác Đồ Thọ ở Kinh Bắc bị phạm trường qui. Bác đồ Khang trấn Đông thật là một bực anh tài: văn sách kiêm trị không bài nào bị phê cái thứ mác, được những ba bình hai ưu.

Vì cái tục ấy nên đồ Cuồng xứ Đoài mới có câu thơ ngông cuồng kia. Bác cuồng thật, vì lần này là lần thứ năm bác vác lều chiếu ống quyển đi thi, mà chưa lần nào bác được vào đến kỳ đệ nhị. Bác lại cuồng nữa là bác ngấp nghé muốn dòm dỏ con quan Tham Tụng Quốc Sư Nguyễn Hoàn.

Điều lợi thứ hai là phường Tả Bà Ngô ở giáp con đường đến trường thi, tiện việc dò la tin tức về những kỳ thi. Những tên lính thuộc đội Nhưng-Nhất Nhưng-NhỊ là lính cắt vào hầu quan trường trong trường cũng tiện đường lui tới để báo tin bài vở cho sĩ tử. Theo lệ cỗ quan trường, khi đã tiến trường, nghĩa là vào trường thi rồi, ở luôn trong trường thi cho đến hết kỳ thi, không ra ngoài nữa. Người nhà đầy tớ riêng cũng không được ra vào. Việc cơm nước hầu hạ vặt đã có lính hai đội Nhưng Nhất, Nhưng Nhị; việc hầu hạ bút giấy đã có lễ sinh. Từ khoa Ất vị xẩy ra chuyện ông Lê Quí Đôn làm quan trường cho người vào viết thay quyền cho con là Lê Quí Kiệt, thể lệ ấy lại càng nghiêm lắm. Nhưng nghiêm là nói về việc gian lậu kia, chứ việc dò la tin tức bài vở thì vẫn như trước, duy chỉ nhờ được bọn lính Nhưng Nhất, Nhưng Nhị mà thôi, vì bọn này mới được quan trường sai ra phố sá luôn. Trong những lúc đứng đầu hè ở nhà Thập Đạo, bọn lính tinh lắm, vẫn để ý nhìn các quan chấm và phê quyền học trò. Thế rồi khi ra, chúng vội rẽ qua vào những nhà trọ có người quen ở phường Tả Bà Ngô để báo tin.

Có hai điều tiện lợi ấy, nên các nhà trọ phường Tả Bà Ngô rất đông khách trọ. Những nhà trọ ở phường Giảng Võ, phường Họa Nàng, tuy ở giáp trường thi, nhưng đó là những nơi quê mùa hẻo lánh quá, các vương tôn công tử, các con nhà trù phủ không ai muốn ở. Ở đó chỉ có những học trò nghèo, những ông đồ kiết.

Các sĩ tử bốn trấn và người ở kinh kỳ không ai lạ gì cái quán trọ Tí hàn, cái Tí-Hàn-Quán ở phường Tả Bà Ngô, vì quán ấy lịch sự nhất, phong nhã nhất, rộng rãi nhất, nhiều người trọ nhất trong phường.

Lớp ngoài, một cái nhà ngói ba gian dùng làm cửa hàng bán bút giấy mực son. Qua lớp ngoài đến một cái sân rộng. Giữa sân xây một cái bể tròn, trong trồng sen trắng, thứ sen mà chủ. Nhân ông đã chịu mất công đến tận đầm làng Tức Mặc, nơi quê quán nhà Trần, chuốc đắt tiền mua lấy bằng được, dù rằng dân làng vẫn kiêng không đem bán giống bạch liên không chút viền đỏ nào của ‘‘nhà thánh’’[2]. Chung quanh cái bể sen tròn ấy, trồng đủ các thứ cây, có hoa đủ bốn mùa. Sen tàn cúc nở, cúc tạ mai thay, mai gầy đào thế; lúc nào trong vườn cũng có hương, có sắc. Vườn ấy sở dĩ còn gọi là sân, chỉ vì nhà bọc bốn bề và còn có mấy hàng gạch Bát Tràng ngang dọc dùng làm lối đi những khi trời mưa đất ẩm. Bốn cái nhà bọc bốn bên sàn, chủ nhân ông xếp đặt cũng có ý tứ lắm.

Cái nhà trông ra đường, tức là lớp nhà ngoài bán hàng, hướng đông. Mặt sau vì hướng tây nên tường bọc hồ kín trừ ra có một cái cửa nách con để xuống nhà dưới. Suốt mặt tường một dây trầu không phủ hồ kín. Nhà ấy vì là nhà bán hàng nên không được một hàng chữ nào cả, trừ ra có cái bức hoành khung trúc mang ba chữ tên quán: Tí- hàn-quán. Ba chữ ấy, chủ nhân ông đặt ra là có ý kiêu kỳ lắm và cũng muốn tỏ cho khách qua đường rõ rằng: ta đây chẳng phải phường con buôn như những anh hàng cơm chứa trọ khác. Người nào chữ nghĩa còn non nớt mà lại dám xược hỏi ông nghĩa ba chữ ấy thì ông cười nhạt:

— Tí hàn là che rét. Vì quán tôi hay tiếp khách về mùa rét, về vụ thi.

Thật ra ba chữ ấy nghĩa là giúp giập che đậy cho những người hàn sĩ (học trò nghèo) chữ ấy ông lấy ở câu thơ Đỗ Phủ:

An đắc quảng hạ thiên vạn gian,

Đại tí thiên hạ hàn sĩ giai hoan nhan.

(Ước sao có được nhà rộng ngàn vạn gian để chứa hết những học trò nghèo trong thiên hạ cho họ được có nét mặt vui vẻ).

Ở cửa nách, đi thông xuống chiếc nhà bảy gian phía bắc mà chủ nhân đặt tên là Bắc Song. Nhà ấy là nhà chủ nhân thường ngồi xem sách và nằm ngủ. Nhà ấy dù là người nhà cũng ít khi được lui tới, trừ ra có cô con gái nhỏ của chủ nhân vẫn ngồi bán hàng. Phía trông ra vườn cảnh có một giàn thiên lý chạy suốt ba gian giữa; bên cạnh giàn, về phía hữu có một khóm trúc, phía tả một cây thông. Chủ nhân thường ngồi xem sách ở cái đoản kỷ làm bằng thứ trúc núi đã già, trông vàng bóng như ngà. Cạnh chỗ chủ nhân ngồi có chiếc cửa sổ tròn trông ra hướng bắc. Ngay cạnh cửa sổ, ngoài bức tường hậu, trồng một gốc mai già. Mai nở mùa đông, mùa đông gió bắc, hương hoa mai đưa vào trong nhà một hương thơm mát và nồng. ít khi chủ nhân chịu tiếp khách ở cái nhà ấy, trừ ra một đôi khi có những bực thượng tân tao nhã.

Tiếp nhà ấy, chạy dài theo một hướng và đối với lớp nhà ngoài, một lớp nhà năm gian.

Đó là nhà thờ và nhà khách. Trước nhà năm sáu hàng chậu lan đặt mỗi cái trên một cái đôn sành men xanh. Lan đủ thứ: thứ bạch ngọc đại kiều lá nhỏ hoa trắng; thứ bạch ngọc tiểu kiều lá to hoa trắng ; thứ đông lan mầm khỏe và thẳng; thứ trần mộng hoa xám mà thơm: thứ mặc lan cánh đen hương ngát;thứ túy ông lan để cốc rượu dưới thi hoa đỏ và rũ dần xuống như muốn uống rượu; thứ lan tây - thiên lá rườm rà khỏe mạnh như lá cỏ lan: thứ tố tâm, hoa ngoài đỏ trong trắng ; thứ nhất điểm, thứ loạn điểm, trong lòng hoa điểm những nét chấm như nét chấm chữ tâm viết lối hành thơ: ngoài ra, lan tứ thời, lan núi nhiều lắm. Đến mùa hoa lan nở, gió đông đưa vào sực nức một nhà hương vượng giả. Có người tinh ranh hỏi chủ nhân:

— Sao Bẳc Song Xử Sĩ không trồng lan trước cái nhà Xử Sĩ ngồi lại trồng ở Tây Viện?

— Ấy chết, người dạy lẫn. Cái thư trai của tôi nhân nó hướng bẳc nên tôi đặt tên nó là Bắc Song, chứ tôi nào dám tự tỉ với Bành Trạch Tề[3]. Tôi thì tam đẩu mễ cũng khả dĩ triết yêu được được.

Nói đến đó, ông cười xòa rồi lại tiếp:

— Còn như hoa lan thì tôi phẩm hèn không dám thưởng thức. Tôi để đó, để các ông nghè nay mai hưởng. Cái hương thơm vương giả phải để tặng người phẩm sang hơn tôi. Những khách trọ nhà tôi sang lắm đó, chứ chẳng vừa. Khoa nào ít ra nhà tôi cũng có một ông nghè, vài ông cống.

Đối diện cái nhà Bắc Song, chạy dài một chiếc nhà bảy gian nữa. Nhà này là chỗ chửa học trò trọ đi thi.

Ở cửa nách, đi thông xuống chiếc nhà bảy gian phía bắc mà chủ nhân đặt tên là Bắc Song. Nhà ấy là nhà chủ nhân thường ngồi xem sách và nằm ngủ. Nhà ấy dù là người nhà cũng ít khi được lui tới, trừ ra có cô con gái nhỏ của chủ nhân vẫn ngồi bán hàng. Phía trông ra vườn cảnh có một giàn thiên lý chạy suốt ba gian giữa; bên cạnh giàn, về phía hữu có một khóm trúc, phía tả một cây thông. Chủ nhân thường ngồi xem sách ở cái đoản kỷ làm bằng thứ trúc núi đã già, trông vàng bóng như ngà. Cạnh chỗ chủ nhân ngồi có chiếc cửa sổ tròn trông ra hướng bắc. Ngay cạnh cửa sổ, ngoài bức tường hậu, trồng một gốc mai già. Mai nở mùa đông, mùa đông gió bắc, hương hoa mai đưa vào trong nhà một hương thơm mát và nồng. ít khi chủ nhân chịu tiếp khách ở cái nhà ấy, trừ ra một đôi khi có những bực thượng tân tao nhã.

Tiếp nhà ấy, chạy dài theo một hướng và đối với lớp nhà ngoài, một lớp nhà năm gian.

Đó là nhà thờ và nhà khách. Trước nhà năm sáu hàng chậu lan đặt mỗi cái trên một cái đôn sành men xanh. Lan đủ thứ: thứ bạch ngọc đại kiều lá nhỏ hoa trắng; thứ bạch ngọc tiểu kiều lá to hoa trắng ; thứ đông lan mầm khỏe và thẳng; thứ trần mộng hoa xám mà thơm: thứ mặc lan cánh đen hương ngát;thứ túy ông lan để cốc rượu dưới thi hoa đỏ và rũ dần xuống như muốn uống rượu; thứ lan tây - thiên lá rườm rà khỏe mạnh như lá cỏ lan: thứ tố tâm, hoa ngoài đỏ trong trắng ; thứ nhất điểm, thứ loạn điểm, trong lòng hoa điểm những nét chấm như nét chấm chữ tâm viết lối hành thơ: ngoài ra, lan tứ thời, lan núi nhiều lắm. Đến mùa hoa lan nở, gió đông đưa vào sực nức một nhà hương vượng giả. Có người tinh ranh hỏi chủ nhân:

— Sao Bẳc Song Xử Sĩ không trồng lan trước cái nhà Xử SĨ ngồi lại trồng ở Tây Viện?

— Ấy chết, người dạy lẫn. Cái thư trai của tôi nhân nó hướng bẳc nên tôi đặt tên nó là Bắc Song, chứ tôi nào dám tự tỉ với Bành Trạch Tề[3]. Tôi thì tam đẩu mễ cũng khả dĩ triết yêu được được.

Nói đến đó, ông cười xòa rồi lại tiếp:

— Còn như hoa lan thì tôi phẩm hèn không dám thưởng thức. Tôi để đó, để các ông nghè nay mai hưởng. Cái hương thơm vương giả phải để tặng người phẩm sang hơn tôi. Những khách trọ nhà tôi sang lắm đó, chứ chẳng vừa. Khoa nào ít ra nhà tôi cũng có một ông nghè, vài ông cống.

Đối diện cái nhà Bắc Song, chạy dài một chiếc nhà bảy gian nữa. Nhà này là chỗ chửa học trò trọ đi thi.

Ở cửa nách, đi thông xuống chiếc nhà bảy gian phía bắc mà chủ nhân đặt tên là Bắc Song. Nhà ấy là nhà chủ nhân thường ngồi xem sách và nằm ngủ. Nhà ấy dù là người nhà cũng ít khi được lui tới, trừ ra có cô con gái nhỏ của chủ nhân vẫn ngồi bán hàng. Phía trông ra vườn cảnh có một giàn thiên lý chạy suốt ba gian giữa; bên cạnh giàn, về phía hữu có một khóm trúc, phía tả một cây thông. Chủ nhân thường ngồi xem sách ở cái đoản kỷ làm bằng thứ trúc núi đã già, trông vàng bóng như ngà. Cạnh chỗ chủ nhân ngồi có chiếc cửa sổ tròn trông ra hướng bắc. Ngay cạnh cửa sổ, ngoài bức tường hậu, trồng một gốc mai già. Mai nở mùa đông, mùa đông gió bắc, hương hoa mai đưa vào trong nhà một hương thơm mát và nồng. ít khi chủ nhân chịu tiếp khách ở cái nhà ấy, trừ ra một đôi khi có những bực thượng tân tao nhã.

Tiếp nhà ấy, chạy dài theo một hướng và đối với lớp nhà ngoài, một lớp nhà năm gian.

Đó là nhà thờ và nhà khách. Trước nhà năm sáu hàng chậu lan đặt mỗi cái trên một cái đôn sành men xanh. Lan đủ thứ: thứ bạch ngọc đại kiều lá nhỏ hoa trắng ; thứ bạch ngọc tiểu kiều lá to hoa trắng ; thứ đông lan mầm khỏe và thẳng; thứ trần mộng hoa xám mà thơm: thứ mặc lan cánh đen hương ngát;thứ túy ông lan để cốc rượu dưới thi hoa đỏ và rũ dần xuống như muốn uống rượu; thứ lan tây - thiên lá rườm rà khỏe mạnh như lá cỏ lan: thứ tố tâm, hoa ngoài đỏ trong trắng ; thứ nhất điểm, thứ loạn điểm, trong lòng hoa điểm những nét chấm như nét chấm chữ tâm viết lối hành thơ: ngoài ra, lan tứ thời, lan núi nhiều lắm. Đến mùa hoa lan nở, gió đông đưa vào sực nức một nhà hương vượng giả. Có người tinh ranh hỏi chủ nhân:

— Sao Bẳc Song Xử Sĩ không trồng lan trước cái nhà Xử SĨ ngồi lại trồng ở Tây Viện?

— Ấy chết, người dạy lẫn. Cái thư trai của tôi nhân nó hướng bẳc nên tôi đặt tên nó là Bắc Song, chứ tôi nào dám tự tỉ với Bành Trạch Tề[3]. Tôi thì tam đẩu mễ cũng khả dĩ triết yêu được được.

Nói đến đó, ông cười xòa rồi lại tiếp:

— Còn như hoa lan thì tôi phẩm hèn không dám thưởng thức. Tôi để đó, để các ông nghè nay mai hưởng. Cái hương thơm vương giả phải để tặng người phẩm sang hơn tôi. Những khách trọ nhà tôi sang lắm đó, chứ chẳng vừa. Khoa nào ít ra nhà tôi cũng có một ông nghè, vài ông cống.

Đối diện cái nhà Bắc Song, chạy dài một chiếc nhà bảy gian nữa. Nhà này là chỗ chửa học trò trọ đi thi.

Bốn cái: Bắc Song, Đông -Trai, Nam - Hiên, Tây-Viên cùng cái sân vườn hoa biệt ra một khu riêng. Người nhà đầy tớ đi lối riêng, không qua cái sân ấy cùng trước mụt những nhà ấy. Cô gái nhỏ thỉnh thoảng có ở ngoài hàng vào thì đi cái cửa nách phía bắc, lẻn bóng hồng dưới gốc thông, giàn thiên lý, khóm trúc rồi vào tận lớp trong cùng, khách khứa không ai lui tới. Mỗi khi bóng hồng lấp ló lướt qua, vài bác nho sinh ngồi bên Nam-hiên lại nói đùa:

— Tôi hốt nhiên có cái chí muốn làm ông Lưu Bị, các bác ạ!

Một bác khác tiếp:

— Thiên hạ thì đem ra ta phân được, chứ của đó mà tam phân thì hỏng bét!

— Ai tam phân? Người ta làm ông Lưu Bị lúc ở Tân Dã kia chứ?

— Ở Tân Dã thì làm trò gì?

— Các bác tối như hũ đút cả. Ông Lưu Bị, khi ở Tân Dã tiễn anh chàng Từ Thứ qui Tào, muốn chặt cây để thấy... (Giữa lúc ấy, thiếu nữ lại lướt mình qua hàng trúc tùng thiên lý, hiên bên kia)... thấy cô nàng mãi mãi;

Rồi bác vỗ tay vào đùi gào thét lên mà cười:

— Lúc này chí tôi lại to hơn ông Lưu Bị. Chặt cả tùng trúc đi, phá cả nhà cửa đi!

***

Cứ xem cách bố trí nhà cửa, ta có thể tạm biết chủ nhân ông là người thế nào, muốn biết rõ hơn, có lẽ ta nên xét kỹ lại chỗ ông ngồi cùng những đồ đạc trần thiết ở đó một cách kỷ lưỡng hơn nữa, vì, đó cũng là một chỗ để một ông nhà nho phát hiện tính tình, nhân cách và thân thế.

Ở giữa bức tường, đầu hồi nhà, gần chỗ ông ngồi có treo một bức tranh vẽ một con khỉ thật to ngồi ôm gối, mặt ngẩng nhìn lên. Góc bức tranh, có hai câu thơ:

Thế gian diệm thuyết phong hầu quí.

Nhữ thị hầu trung bất đãi phong

(Người đời nô nức phong hầu lắm

Mày hẳn hầu thôi! chẳng đợi phong)

Dưới 14 chữ ấy, mấy hàng chữ con:

Cảnh Hưng giáp thân, tuế trừ nhật, Bạch Sinh thị. (Năm Cảnh Hưng giáp thân ngày 30 tết, Bạch Sinh thị).

Bạch-Sinh thị là biệt hiệu của ông. Cứ xem bức vẽ và câu văn, thừa biết ông là người bất đắc chí. Chữ hầu là tước hầu, ông đem chữ hầu là con khỉ ra làm một ngón lộng ngữ ngạo ngược khinh đời. Cái hiệu Bạch Sinh-thị ông đặt cho ông, nghĩa là bạch đinh (chân trắng). Xem ý ra ông căm cái chân trắng của ông lắm.

Lại xem bức tranh vẽ mấy bông hoa mẫu đơn và hai câu thơ đề hai bức tranh đó.

Đãn đắc quân vương thì thì cố,

Thử sinh bất nhượng, hải đường hoa,

(Quân vương đoái đến luôn luôn

Thân này nhường đóa hải đuờng? có đâu!)

Câu chuyện đạm bạc thường, thường vẫn luôn trên cửa miệng ông, té ra bị hai câu này phá hỏng cả hay sao? Đã đạm bạc thì không có giọng căm trong thơ văn, đã có giọng căm trong thơ văn thì âu là cũng chẳng đạm bạc chi cả. Những lời nói nhạt nhẽo việc đời, coi giàu sang nhơ mây nổi chỉ là lời giả dối cả hay sao? Khách hoặc có kẻ hiếu kỳ nghĩ bưng như thế. Khách nếu tỏ nét mặt ấy trước mặc ông, thì, đón ý, ông nói ngay:

— Những giọng cay đời ấy là giọng của tôi hồi mười năm về trước. Nói thú thật, mười năm về trước, lòng tôi cũng còn khí tục. Thi không đỗ, làm chẳng nên, mà cũng hằn học mãi không thôi. Bây giờ thì ngu đệ dây bụng nhẹ nhàng lắm. Sở dĩ đệ còn để mấy bức ấy lại là tiếc nét vẽ hồi còn trẻ. Nét vẽ ấy bây giờ không còn nữa. Vả lại đệ cũng muốn lưu lại để phơi cái tâm tích thô tục ấy ra, nhìn đến xấu hổ mà chừa.

Khách nếu nhìn kỹ lại hai bức ấy quả vẽ đã trên mười năm trời cả.

Mấy bức vẽ khác của ông gần đây, giọng văn nét vẽ khác cả.

Bức vẽ cành hoa cúc mọc cạnh hòn đá:

Thử sinh chinh úc khê toàn thú

Liên bạn hàn anh ngọa cửa thu

(Kiếp này rắp những vui khe suối

Nay tạm nương mình buổi cuối thu)

Bức vẽ bức tranh sơn thủy có câu rõ ra vẻ một nhà thi-sĩ:

Thu thụ bán lâm sương điệp hạ,

Trường giang nhất đái tịch dương lai.

(Nửa rừng lá rụng đem thu đến

Một dải sông dài bóng xế tà)

Cả chốn kinh kỳ cùng sĩ tử bốn trấn đều công nhận ông là người thanh cao phong nhã.

Tiếng ấy truyền đi bốn phương, thành ra đâu đâu cũng đồn đại: Nhà trọ Tí-Hàn-Quán là nhà lịch sự sạch sẽ nhất; ông Ba Bình Vọng chủ nhân nhà ấy là người thanh tao trong nước. Vì cái tiếng tốt ấy nên trong có một vài năm, ông trở nên giàu có. Thiên hạ lại khéo phù kẻ thịnh mà khen thêm:

— Đó, trời há đóng cửa ai! Có chí làm quan, có gan làm giàu: ông Ba Bình Vọng bây giờ có kém gì làm quan? Thôi trời đền bù cho ông thế là phải. Tài ông đáng Bảng nhãn Thám hoa, có phận ra thì nay cùng đã Đốc đông Thiêm sai rồi đó.

— Phần chẳng có thì trời trả công cho đó.

Trời trả công, mà người dường như cũng tin lẽ trời đó mà trả công cho ông vì mỗi khoa thi, kể cả tiền lãi chứa trọ và tiền bổng tiền quà, ông cũng thu được hàng ngàn quan tiền quí. Vì cái thanh giá thiên hạ đồn đại đó nên những chỗ quyền môn cũng nể. Vì cái nể đó, nên đôi khi ông cũng xin được việc này việc khác và tất nhiên phải có bổng.

Trời trả công mà vua chúa dường như cũng trả công ông.

Cuối mùa thu năm Kỷ Hợi, nhà vua đương vào đời Hiển Tông Vĩnh Hoàng đế niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40, nhà chúa đương vào năm thứ 13 đời Thánh-Tổ Thịnh-Vương Trịnh-Sâm (lịch tây vào năm 1779), các quán trọ phường Tả-Bà- Ngô lại tấp nập những cống cùng đồ.

Năm ấy, chúa Tĩnh-Đô mở cả thi hương cả thi hội vào một năm, nên sĩ tử bốn trấn Nam Bắc Đông Đoài và mấy trấn Thanh Nghệ cùng kéo nhau đến kinh cả.

Phường Tả Bà-Ngô khách trọ đông hơn mọi năm bội phần. Tựa như cái thùng đầy tràn nước, sĩ tử ở trọ lấn sang cả phường Hậu- Bà - Ngô, phường Tú-Uyên.

Quán Tí-Hàn, cố nhiên là thêm đông khách trọ.

Ngay từ năm trước, - năm Cảnh- Hưng 39, Mậu-Tuất - chủ nhân quán Tí-Hàn đã làm sẵn một ngôi nhà gỗ năm gian ở vườn sau chiếc nhà Nam-Hiên, vì ông đoán chắc rằng thế nào ở kinh kỳ cũng phải có một khoa thi thật to, thật long trọng.

Lời ông khuyên giải mấy ông cống hỏng thi khoa Ất-Vị thật là lời nói một người tiên tri. Ông bảo các ông cống ấy rằng:

— Các ông chẳng nên buồn lắm, vì từ nay trở đi thì thi luôn luôn, không đến nỗi phải đợi ba bốn năm đâu.

Các ông cống hỏi:

— Ông là nhà chúa đâu mà dám bảo chắc là thi luôn,

— Chắc lắm. Ta nhân dịp biến loạn của Chúa Nguyễn trong Nam, lấy thêm đất hai xứ Thuận, Quảng. Thêm đất thì phải thêm người, muốn thêm người thì mở khoa thi. Vương - thượng ta, trong đã trừ được lũ quân Hẻo, Lê duy Mật, ngoài lại mở thêm đất, ý còn muốn to lắm nữa. Chẳng thế sao mà tháng năm, năm Ngọ vừa sai ông quận Việp [5] vào đánh úp lấy Thuận Quảng, xong thì tháng bảy năm ấy nhà Chúa đã cho sửa lại quân lính cả nước. Tháng mười năm ấy, quân ông quận Việp đến lũy Trấn-Ninh thì Vương thượng để cho các ông Lê-quí-Đôn giữ kinh thành mà cùng bọn các ông Phạm quang Định đem quân vào đóng ở Hà-Trung. Vì việc ấy, năm sau, năm Ất vị, mở liền khoa thi hội ngay. Rồi thì, năm kia mở liền khoa thi hương Thuận - Hóa: rồi năm ngoái thì khoa thi hội Mậu-Tuất. Vương-thưọng ta, ý còn muốn làm to lắm, to lắm, to hơn bây giờ, to hơn cái ngồi Đại-Nguyên Súy, Tổng-Quốc Chính, Tĩnh Đô Vương...

Một ông đồ nói tiếp:

— Ý ông định nói là Vương-thượng có ý vấn đỉnh chăng?

— Đâu cũng hình như thế. Nghĩ chỉ thương hại cho chú nghè phường Đại Uổng. Rõ thật ‘‘uổng’’ cả cái tiến sĩ [6].

Bác đồ Chu vùng Nam-Hạ khẽ nỏi:

— Việc quân-quốc trọng sự các ông ăn óiĩ nên giữ ý tứ đôi chút.

Bác Đồ Cuồng xứ Đoài phá lên cười:

— Đây làm chi có bọn Nguyễn-huy-Bá [7] mà bác đồ Chu sợ rừng mạch vách tai.

— Chưa biết chừng.

Vừa nói, đồ Chu vừa nhìn đồ Cuồng một cách nửa như nghi ngờ, nửa như sợ sệt.

- I -

Tiến >>

Bản scan: tusachtiengviet.com
Chuyển word Mọt Sách - Đánh máy: Thanh Vân, Ct.Ly
Nguồn: Xuất Bản BỐN PHƯƠNG – Viện VĂN NGHỆ - DAINAM.CO (U.S.A)
VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 9 tháng 2 năm 2022