Đậu hủ ( Tàu hủ)

Không phải ngẫu nhiên mà đậu hũ được mệnh danh là "phô mai của châu Á".  Đậu hũ cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng có ích cho sức khoẻ. Và hơn nữa, những món ăn được làm từ đậu hũ luôn mang lại cảm giác thanh mát cho người thưởng thức.
Đậu hũ có nguồn gốc từ Nhật Bản. Ban đầu, nó được gọi là "Tofu" càng về sau khi được nhập sangTrung Quốc, "Tofu" được mọi người đọc trại thành "Doufu" và giữ nguyên tên cho đến ngày nay. Đậu hũ là một khối sữa mềm, đông đặc.
Nguyên liệu chính để làm đậu hũ là đậu nành.

Trước tiên, đậu nành sẽ được ngâm để nở đều. Sau đó, đem xay nhuyễn, tạo thành sữa đậu nành. Cho thêm chất phụ gia có tác dụng làm đông phần sữa này, bạn sẽ được thành phẩm là khối đậu hũ. Có thể cho sữa đậu nành vào loại khuôn khác nhau để tạo kiểu. Theo truyền thống, trước khi cho sữa đậu nành vào khuôn, người ta luôn lót một lớp vải mịn dưới đáy khuôn. Lớp vải này có tác dụng ngăn cách khuôn với đậu hũ và có tác dụng... làm đẹp cho miếng đậu hũ, giúp chúng không bị vỡ.
Đậu hũ khi mới làm xong được gọi là "đậu hũ non". Đây là miếng đậu hũ màu trắng, mềm, rất bổ dưỡng. Đậu hũ non có tính hàn, giúp giải nhiệt nhuận trường. Người Trung Quốc thường ăn đậu hũ non với nước đường thắng và gừng.
Thành phần dinh dưỡng
Trong 100g đậu hũ
Calories: 145
Chất béo tổng hợp: 9g
Chất béo: 0mg
Muối khoáng: 14mg
Chất bột: 4g
Chất đạm: 16g
Ngoài ra, đậu hũ non còn được dùng để chế biến các món ăn như: chiên, om, xốt, hun khói, nướng...
Xác đậu nành còn lại được tận dụng để làm nước tương. Dùng đậu nành để làm nước tương cho mùi vị rất đặc trưng, tạo cảm giác ngon miệng.
Đậu nành và các sản phẩm được chế biến từ đậu nành có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư, phổ biến nhất là bệnh ung thư vú. Đậu nành có tác dụng ngăn ngừa bệnh loãng xương vì cấu tạo cao calcium của nó.

 

Người Đăng: Ct.Ly
Đăng bài 27/05/07

Bình luận về Món Ăn "Đậu hủ ( Tàu hủ)"