Miền Nam

Bánh Tiêu (cách làm 3)

PhươngAnh (Tổng hợp)






Bánh tiêu là món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Cách làm món bánh tiêu khá đơn giản. Bạn có thể tham khảo công thức làm bánh tiêu dưới đây để làm được những chiếc bánh tiêu thơm ngon, bổ dưỡng cho cả nhà.
 Nguyên liệu
- Bột mì: 300g
- Bột nở: 10g
- Men khô: 4g
- Vừng trắng: 60g
- Đường trắng: 60g
- Tinh chất vani: nửa thìa cà phê
- Muối: 1g
- Dầu ăn: 350 ml




Cách làm
Bước 1: Cho đường vào nước ấm khuấy đều cho đến khi đường tan hết. Tiếp đó, cho men khô vào khuấy đến khi men nổi như gạch cua thì để yên.
Bước 2: Cho bột mì, bột nở, tinh chất vani, muối, dầu ăn và phần men đã quấy vào cùng một chiếc bát to rồi cho một ít nước ấm vào. Sau đó, dùng thìa trộn đều hỗn hợp bột. Lưu ý là nên đổ nước từ từ để bột ngấm vừa đủ và vừa cho nước bạn vừa trộn đều tay để tránh cho bột bị nhão.
Bước 3:Sau khi trộn bột xong, bạn cho bột ra thớt rồi dùng tay nhồi bột cho đến khi bột tạo thành một khối. Tiếp đó, bạn rắc một lớp bột mì lên trên mặt thớt (thớt khô ráo) rồi đặt khối bột lên và tiếp tục nhồi cho đến khi bột không còn dính tay nữa. Khi chạm vào mà thấy bột không quá khô, có độ ẩm là được.
Bước 4: Sau khi nhồi bột xong, bạn cho khối bột vào một chiếc bát tô lớn, dùng khăn ẩm phủ kín lên tô bột, ủ bột nơi không có gió trong khoảng 2 tiếng (có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc kín âu bột). Khi thấy bột nở lên gấp đôi so với lượng bột ban đầu, ấn ngón tay vào giữa khối bột nếu bột lõm xuống, không đàn hồi tức là bột ủ đã đạt.
Bước 5:Đem bột đã ủ ra và nặn khối bột thành khối trụ dài, sau đó cắt bột thành miếng nhỏ có khối lượng 50g. Sau đó, vo bột thành các viên tròn rồi dùng màng bọc thực phẩm ủ bột lần 2 khoảng 20 phút ở nhiệt độ khoảng 35°C, để bột nở to thêm.
Bước 6: Bột ủ xong, lăn từng viên bột qua vừng cho vừng bám vào và dùng cây cán bột cán khối bột thành hình tròn thật mỏng.
Bước 7: Đặt chảo lên bếp đổ dầu vào đun, đợi dầu thật nóng thì vặn nhỏ lửa vừa cho bánh vào chiên. Lấy đũa ấn 2 mép bánh cho ngập dầu để bánh nở căng phồng. Trở đều 2 mặt bánh thường xuyên để bánh không bị cháy. Đến khi thấy 2 mặt bánh vàng đều thì bạn vớt ra để vào giấy thấm dầu.
3. Một số lưu ý khi làm và bảo quản bánh tiêu
 Khi làm bánh tiêu, bạn có thể thay thế nguyên liệu đường bằng sữa đặc nhưng bánh có thể nhanh cháy hoặc các bạn có thể thử pha trộn cả đường và sữa đặc.
Lưu ý là không ủ bột quá lâu. Vì nếu ủ bột lâu thì bột sẽ chua, hôi mùi men và bánh sẽ không nở. Cũng đừng ủ bột ở nhiệt độ quá cao khiến men chết sẽ làm bánh không nở. Bạn cũng đừng cán bánh mỏng quá, vì cán mỏng quá thì bánh cũng không nở.
Nên làm một lượng bánh tiêu vừa phải để ăn trong ngày, không nên làm quá nhiều vì để sang hôm sau mang chiên lại ăn sẽ không còn ngon.
Thành phẩm bánh tiêu đạt yêu cầu là khi chín sẽ mềm xốp, nở to, có mùi thơm vô cùng đặc trưng của bột và vừng, có vị giòn thơm của vỏ bánh cùng với vị ngọt nhẹ và mềm mịn của ruột bánh.
Thưởng thức bánh tiêu cùng ly trà nóng thì sẽ rất tuyệt vời.
Chúc các bạn thành công!

Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 19 tháng 9 năm 2021

Bình luận về Món Ăn "Bánh Tiêu (cách làm 3)"