TÔI VIẾT “Tiễn biệt những ngày buồn” và "Ngõ lỗ thủng"
Tôi nhớ hồi ấy, sau khi cuốn sách in ra chừng một tháng thì tôi nhận được lá thư của nhà văn Ma Văn Kháng, một lá thư đầy thiện cảm khích lệ tôi, một lá thư khiến tôi tự tin hơn trong bước đường sáng tác của mình, mặc dù tôi chưa có dịp được làm quen với ông. Mà ông cũng đang ở Hà Nội đây thôi. Tất nhiên đó là lá thư khen, khen một cách chân tình, không hề có động thái gì ngoài việc chính cuốn sách đã chạm được vào lòng trắc ẩn của ông, chạm được vào những ý tưởng mà ông đang quan tâm. Một người mới in cuốn tiểu thuyết đầu tay, được một nhà văn lão luyện đọc, hơn thế, được ông chia sẻ với những lời lẽ mộc mạc, giản dị, hơn ai hết, tôi cảm động đến ứa nước mắt. Ông viết: “Tôi đọc xong cuốn sách của Đỉnh rồi. Buồn quá, cả tuần lễ không làm được gì, không đọc được gì, nên viết thư cho Đỉnh...”
Câu chuyện trong 2 cuốn sách là câu chuyện thường ngày của một nhóm nhân vật, họ là những ngời lính vừa khoác ba lô từ các mặt trận trở về Thủ Đô, sau Đại thắng, để tiếp tục lao vào một cuộc chiến đấu khác, một cuộc chiến đấu vô cùng phức tạp mà họ không thể nào hình dung hết diện mạo của nó, đó là sự hội nhập với đời thường, với công ăn việc làm, với gia đình, vợ con, với những mối quan hệ xã hội muôn màu muôn vẻ, cái gì cũng khiến các anh ngạc nhiên nhưng muốn đươợc an cư, muốn để lập nghiệp, thì các anh không có con đường nào khác là phải tìm được đường mà phải hoà mình vào với đời sống. Để đến được với một sự đời, muốn thành công, dù nhỏ thôi, các anh đều phải trả giá, đôi khi rất đắt...
Tôi loay loay với các nhân vật chính của mình, xoay quanh cái trục ý tưởng mà tôi tâm đắc, ấy là niểm tin. Con người ta trước hết phải tự biết mình là ai cái đã, rồi sau đó hãy tin vào lực lượng bên ngoài, chứ còn, nếu chưa biết cái thân mình là gì mà đã lao vào tin thì dù cái lực lươợng anh tin kia có to lớn, hùng mạnh đến đâu, nó cũng sẽ nghiền cho anh ra bã, bởi anh chẳng qua chỉ là kẻ mù quáng, cuồng tín, không hơn không kém con thiêu thân.
Vâng, nói ra thì có vẻ to tát vậy, nhưng thực chất chẳng mới mẻ gì.Tôi viết bằng đốm sáng của ý tươởng, bằng những gì mà tôi và các nhân vật, thực ra là bạn bè chiến hữu của tôi đã và đang trải nghiệm qua. Thì đấy, trong cái bối cảnh khá điển hình là một khu tập thể vốn dĩ trơước đây là trạm đón tiếp, sau biến dạng dần, thành ra khu nhà ở, dở dân sự, dở quân sự, theo lối sinh hoạt dở tỉnh, dở quê, dở cơ quan, dở gia đình, nhiều cái thì rất có kỷ cơương, nhơưng là thứ kỷ cương không thành văn, cổ hủ, lại cũng có nhiều cái rất quân hồi vô phèng. Trong các tuyến nhân vật chỉ có bà Điếc là ngơười dân thươờng, còn lại tất cả đều đã qua quân ngũ, đã từng ra sống, vào chết với quân thù. Bà Điếc suốt một đời chịu thân phận của người đi ở, đến khi lọt vào đây mới nhận ra là mình cũng có quyền, cái quyền ấy đơược những người lính giầu lòng nhân ái đánh thức. Đó là quyền được làm chủ bản thân mình. Thậm chí làm mẹ, làm bà... Nhơưng vì cuộc đời đi ở dằng dặc của bà đã khiến bà tự thủ cho mình một lối sống "bo bo bom bỏm" tin vào cái chỉ vàng tích cóp cả đời, đến khi một trong số những người lính vì thương bà quá mà vô tình phát hiện ra cái của thiêng liêng kia, niềm tin thiêng liêng kia của bà là vàng giả, thì bà hoàn toàn suy sụp. Tôi tập trung nhiều vào khai thác bản tính thiện, bản tính cao đẹp của con ngươời, họ kiên quyết không chịu khuất phục cái ác. Họ tin tơưởng tuyệt ối vào bản tính thiện của cuộc đời. Đó là Luân, Hà và Xoay. Một nhóm bạn quanh năm suốt tháng chỉ tin vào tình cảm. Họ quan niệm, họ tin mọi vấn đề chỉ được giải quyết tốt đẹp bằng tình cảm. Tình cảm cứu rỗi con người. Và họ chiến đấu đến cùng với cái ác bằng niềm tin ấy. Té ra cuộc sống quả có đúng là thế, nhưng thật tình thì nó không đơn giản thế. Ví như vì lòng tốt mà Xoay vô tình phát hiện ra vàng của bà Điếc là vàng giả, anh thật sự đau đớn hô hoán lên, giá như anh khôn khéo hơn thì có trăm ngàn cách làm yên lòng được cho cuộc đời đau khổ của bà. Ví như việc đi xin việc cho Sương, các anh thực tế hơn, linh hoạt hơn... Rồi bà Mão, người chị nuôi cũ trở về bằng thân tàn ma dại, chỉ vì suốt đoạn đời cuối bà không xác định được tin vào đâu? Bà đem hết niềm tin vào thần thánh, vào tín ngưỡng, không còn nhớ cho đúng hoàn cảnh của mình, nên mới ném tiền, ném bạc, ném toàn bộ cơ ngơi vào cúng lễ, bói toán lo chuyện tìm mộ con... Rồi anh Ron, một thời làm thủ kho liêm khiết, cái uy thì thật là oai. Anh vốn là người chỉ biết chấp hành, tin vào cấp trên. Anh không biết tự lo cho tươơng lai của mình bằng cách học hành nâng cao kiến thức, cái gì cũng ỉ vào cấp trên, ỉ vào tổ chức, đến khi vợ ốm, con đau, cơ chế cũ lỗi thời, cơ chế mới chưa hình thành, trình độ văn hoá thấp, trình độ chuyên môn chẳng có gì, anh thành ra kẻ “ngồi chơi xơi nước”, rồi về hơưu non, hết oai, thành ra lẩn thẩn, thành ra kẻ nghiện thắp đèn. Thương thì thương thật, nhưng tôi vẫn không làm sao lo được cho anh Ron của tôi cái việc gì cho hợp với tính cách của anh, thành thử đành để cho anh tự giải quyết lấy phần sau cuộc đời của mình thôi, thành ra anh chàng lẩn thẩn “nghiện” quá khứ, “nghiện” thắp đèn….
Câu chuyện đến đây thì tôi bí, chỉ vì quá bí mà tôi kể cho nhà văn Nguyễn Minh Châu nghe về cái sự bí của mình, nhân buổi trưa ấy, ông ghé phòng tôi chơi. Nghe xong cái ý tưởng mọn của tôi, ông bảo, giá trong mớ nhân vật ấy có một thằng chẳng tin chó gì cả, nó chỉ tin nó, hay nói đúng hơn, nó là thằng ích kỷ, mọi thứ đối với nó không có gì quan trọng, thậm chí mọi thứ quan trọng của chúng ta, nó biến thành trò chơi, thành ra phương tiên...thì câu chuyện của ông có lối thoát. Đúng là một lời vàng ý ngọc đối với tôi lúc ấy. Và tôi đã gỡ trong đám nhân vật phụ của tôi ra, chọn được anh Khoái, mới đầu anh ấy chỉ là người vui vẻ, ham nhậu nhẹt, bồ bịch, bạn bè, cũng là típ người duy cảm như Luân như Hà và Xoay thôi, nhưng tính cách có phần phóng túng hơn. Anh Khoái từ sau cái hôm tôi tâm sự với nhà văn Nguyễn Minh Châu ấy, nghiễm nhiên trở thành cái chìa khoá cho ý tưởng hạn hẹp của tôi. Tôi vịn vào anh, tựa vào anh để đến được trọn vẹn với những điều mà tôi tâm huyết.
Sau tiễn biệt những ngày buồn là "Ngõ Lõ Thủng". Tôi là nguời hiếu động, rất ìt khi nghỉ ngoi. Có tới cả năm sau "Tiễn biet nhung ngay buon" toi như thằng mất hết vốn liếng, cứ tuởng sẽ chẳng bao gio viết duoc nữa. Cứ tuởng mình dã cạn kiệt. Hồi ấy tỉnh Gia Lai - Kon Tum có làm cái nhà rông tặng Hà Nội tại công viên. Nhà tôi sát bên công viên, Các nghệ nhân từ các buôn làng Tây Nguyên ra HN có chỗ đi ra đi vào qua "ngõ lỗ thủng" đến nhà Đỉnh uống rược đi qua “ngõ lỗ thủng” để "tiếp tế rượu" cho các bô lão nghệ nhân làm nhà, trong đó có họa sĩ Xu Man, bạn vong niên của tôi, tôi mới phát hiện ra dân trong ngõ sống nhờ cái Lỗ thủng nơi tường chắn công viên này. Sau sự kiện nhà rông bị cháy, tôi mới viết những trang đầu tiên sau đó tôi lên Nhà sỏng tác của Hội nhà văn ở trên Quảng Bá cùng nhà thơ Thu Bồn, hai anh em lên đây "lập trại" viết văn. Tôi nhớ lúc ấy có sự kiện Thiên An Môn, Thu Bồn chửi bới la hét còn tôi cứ hình dung thấy cái xómcư dân lam lũ lâu nay được gọi là “xóm Liều” sát bên ngõ lỗ thủng nhà tôi giống như cái hẻm đầy máu và quán nước anh Gù cô Hạnh cũng bị bốc cháy bị chà xát đẫm máu….Và tôi cắm đầu viêt. Viết như chưa bao giờ được viết, thành ra cuốn tiểu thuyết “Ngõ lỗ thủng” và tôi đã nhận ra, nhà văn không sống trong đời sống của nhân dân thì nhà văn viết cái gì? Cái ngõ lỗ thủng lam lũ của tôi và cư dân “xóm liều” chính là nguồn khích lệ “xúi” tôi phải viết và tôi đã lê la than thiết cùng nhóm đàn em bụi đời của quán anh Gù cùng anh Gù tạo nên cuốn sách. Có lẽ chính vì cuốn sách luôn “nóng” cho đến ngày nay, và sau khi bộ phim “Ngõ lỗ thủng” được phát sóng thì hai cuốn sách càng được nhiều người tìm đọc. Cho tới năm nay đã tái bản đến lần thứ 7 rồi.
T.T.Đ
Giới Thiệu
Tiến >>
Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn
Nguồn: TVE-4U
Được bạn: Mọt Sách đưa lên
vào ngày: 24 tháng 12 năm 2020