- Lời nhà xuất bản
- Cây kỳ nam
- Cây mắc cỡ
- Con vạc ăn đêm
- Con ngỗng có mồng trắng
- Sao Hôm, sao Mai
- Hoa thủy tiên
- Thằng Cuội, cây đa
- Chuyện con thỏ
- Tích về cái yên ngựa
- Tích con chim hít cô
- Thần Phạm Nhĩ hóa cọp
- Ăn trầu ngắt đuôi
- Tích cây nhơn sâm
- Rắn già, rắn lột
- Con cá nược
- Chó mực, ngựa ô
- Cá hóa Rồng
- Tích con rệp
- Thập bát La Hán
- Sự tích con trâu
- Cái chuông, cái trống, cái mõ
- Đôi sam
- Cọp được phong thần
- Loài khỉ chai đít
- Sự tích con kiến vàng
- Cô gái nhà giàu hóa thành con muỗi
- Tại sao nước biển mặn?
- Mẹ con gà vịt
- Tích trái thơm
- Tại sao con voi có cái vòi?
- Ông trạng lấy rùa
- Chim “bắt cô trói cột”
- Vịt bẹp đầu
- Sự tích chim đa đa
- Tích trái sầu riêng
- Bầy thiêu thân
- Chim chèo bẻo
- Sự tích Hòn Vọng Phu
- Tích cái ống nhổ
- Tại sao cọp ghét mèo?
- Chuyện cá trê và cóc
- Tích cây mai và lễ chiêu hồn
- Hoàng tử Cam
- Núi Thị Vãi
- Đầm tôm ở Thanh Hóa
- Sự tích Vũng Tàu
- Ông Khổng Lồ đúc chuông
- Chuyện Phan Thanh Giản
- Bà Kiêm Giao
- Theo thơ vận Từ Thứ
- Hoàng hậu Tàu ở Việt Nam
- La Sơn Phu Tử
- Bão lụt năm Thìn
- Bãi Ông Nam
- Chuyện Thầy Thím
- Nữ anh hùng Bùi thị Xuân
- Kép Hứa Văn hát bội
- Ông Huỳnh Mẫn Đạt
- Núi Yên Tử ở Hải Dương
- Ông Nguyễn Mại xử án
- Ông tiên sư nghề làm lọng
- Kiếm bạc Kiên Giang
- Hổ huyệt
- Đứa con ăn mày
- Trái dưa hấu
- Ông trạng 12 tuổi
- Sự tích chùa Một Cột
- Chàng Lía
- Thần núi Tản Viên
- Ông quan tuổi Tý và con chuột bằng vàng
- Từ Thức gặp tiên
- Sự tích Tháp Bà
- Chuyện Thượng Công Lê văn Duyệt chém Lãnh Tạo
- Chuyện ông Cống Quỳnh
- Ông cọp đình Tân Kiểng
- Giồng Ông Ngộ
- Sự tích bà Mã Châu
- Đức hạnh của bà Thái hậu Từ Dũ
- Chuyện Phù Đổng Thiên Vương
- Lý Ông Trọng đánh giặc Hung Nô
- Tích Ông Bổn
- Hoàng đế bán hành
- Huyền Trân công chúa và hai châu Ô, Lý
- Hồn Trương Ba da hàng thịt
- Ông Cống Quỳnh tiếp vua và sứ Tàu
- Người ăn khỏe nhất nước Nam
- Ông tổ làm da ở Việt Nam
- Người chồng bất nghĩa
- Người chết trả nợ cũ
- Ông Tăng Chủ nuôi cọp bạch
- Con trâu bay
- Cọp thổi tù và sừng trâu
- Người chết trả ơn
- Thằng làm biếng gặp thời
- Cô hồn đền ơn
- Hai ông quan thanh liêm
- Ăn mày xin vàng
- Anh em họ Trương
- Con rắn thần
- Ông thầy tiên tri
- Ba anh dốt làm thơ
- Giết chó khuyên chồng
- Người con chí hiếu
- Anh khờ đi buôn
- Ông tiến sĩ mọc lông dê
- Cây khế bằng vàng
- Người thiếu phụ Nam Xương
- Chuyện người lấy cóc
- Cái cân và cục máu
- Kẻ trộm thành Phật
- Nhà sư và con cá kình
- Cây tre trăm mắt
- Tích Nguyệt Lão Tơ Hồng
- Viên ngọc quạ
- Mãng Xà Vương ở Tân Bằng
- Thầy pháp sợ ma
- Muôn sự của chung
- Người bán dầu
- Chuyện hai con ngỗng chung tình
- Cao nhân tất hữu cao nhân trị
- Chuyện kho vàng ở Tỉnh Sơn Tây
- Mài dao dạy vợ
- Con tôm đền ơn
Trong số các tác phẩm đã từng công bố qua hơn 50 năm cầm bút sáng tác của mình, ta thấy nhà văn Sơn Nam thường độc lập sáng tác, rất hiếm có trường hợp cùng đứng tên với tư cách đồng tác giả.
Chuyện Xưa Tích Cũ là một ngoại lệ. Thực ra, ngay từ đầu, Chuyện Xưa Tích Cũ là một tập sách được nhà văn Sơn Nam công bố với tư cách là người sưu tầm và viết lại. Những câu chuyện ta gặp ở đây thật quen thuộc như đã từng đọc, từng nghe kể đâu đó qua sách vở hoặc qua truyền miệng, được phổ biến chủ yếu ở vùng đất phương Nam. Sau khi xuất bản lần đầu Chuyện Xưa Tích Cũ, với sự cộng tác của nhà báo Tô Nguyệt Đình, nhà văn Sơn Nam đã có nhiều sửa chữa và bổ sung, đặc biệt là thêm nhiều mẩu chuyện đã được truyền tụng ở phía Bắc, do đó tập sách thêm phần dày dặn và đầy đủ hơn.
Với mong muốn từng bước giới thiệu với bạn đọc đầy đủ các tác phẩm của nhà văn Sơn Nam đã công bố từ trước khi trao quyền sở hữu tài sản cho Nhà xuất bản Trẻ, chúng tôi cho xuất bản Chuyện Xưa Tích Cũ, theo bản in năm 2002 của Nhà xuất bản Phụ nữ (Hà Nội) - sách có sự chỉnh lý, hoàn thiện của chính tác giả - và nằm trong bộ sưu tập của cố họa sĩ Nguyễn Việt Hải - người đã thiết kế và trình bày bộ sách Sơn Nam theo hình thức mới như hiện nay.
Đây là tập sách thứ 18 trong toàn bộ tác phẩm Sơn Nam. Tuy chưa là tập cuối cùng được xuất bản lại nhưng Chuyện Xưa Tích Cũ có ý nghĩa riêng của nó. Nó đánh dấu kỷ niệm lần thứ 81 ngày sinh của nhà văn Sơn Nam theo giấy khai sinh (10.12.1926 - 10.12.2006).
Chuyện Xưa Tích Cũ là món quà nhỏ mừng lễ đại thọ của nhà văn Sơn Nam. Mong ông từng bước vượt qua cơn bệnh tuổi già để tiếp tục chuyện trò cùng bạn đọc mến mộ ông qua những sáng tác mới của mình.
Nhà xuất bản Trẻ
Trạng Trình
Ông Trạng Trình có tên thật là Nguyễn Bỉnh Khiêm, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, quê ở làng Trung An tỉnh Hải Dương.
Ông từ nhỏ tư chất thông minh, học đâu nhớ đó. Một hôm ông cùng bạn trẻ cởi áo quần xuống tắm tại bến Hàn. Có thầy tướng số đi qua, đứng lại nhìn ông rồi nói:
- Thằng bé này có bộ tướng rất sang, chỉ tiếc da quá dày nên chỉ làm được Trạng nguyên hay Tể tướng là cùng.
Vừa lớn lên ông theo học với ông Bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Lúc Lương Đắc Bằng đi sứ sang Tàu gặp người đồng họ là Lương Nhữ Hốt tặng cho một quyển “Thái Ất Thần Kinh”, nhờ đọc quyển sách này, Đắc Bằng tinh thông về khoa lý số. Đến sau, Đắc Bằng trao quyển “Thái Ất Thần Kinh” cho Bỉnh Khiêm, nhờ đó ông rất giỏi về khoa tiên tri, đoán biết việc hưng vong của đất nước.
Năm Đại Chính thứ sáu về đời nhà Mạc, ông vào kinh ứng thí, đỗ được Trạng nguyên. Vua Mạc phong ông làm Đông các học sĩ. Bấy giờ, trong triều bọn nịnh thần kéo phe kết cánh nhiễu hại thần dân. Ông liền dâng sớ xin vua chém đầu kẻ nịnh thần. Sớ của ông không được vua chấp nhận, ông bèn từ quan về ở ẩn trên bến Tuyết Giang, mượn gió mát trăng thanh, non xanh nước biếc làm thú tiêu dao ngày tháng.
Tuy đã về trí sĩ, nhưng lúc nào có việc hệ trọng, vua nhà Mạc liền sai sứ giả đến mời về kinh bàn việc nước. Nhờ có công và tài học uyên bác, bàn bạc mọi việc đều thông suốt, nên vua nhà Mạc phong ông làm Lại bộ Thượng thư Trình quốc công, vì vậy mà mọi người gọi ông là Trạng Trình.
Lúc Trịnh Kiểm lên cầm quyền, thế lực thu vào một tay, vua Lê Trung Tôn mất, không có con để nối ngôi, ý Trịnh Kiểm muốn thừa dịp này để cướp lấy ngai vàng, nhưng trong bụng còn phân vân mới sai người tâm phúc đến Hải Dương hỏi ý kiến Trạng Trình. Ông ngoảnh mặt đi và bảo đầy tớ rằng: “Năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, chúng mày nên tìm giống cũ mà gieo mạ”.
Nói rồi, Trạng Trình bảo tiểu quét dọn chùa, đốt hương để ông ra chơi.
Ông bảo tiểu rằng:
- Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản.
Sứ giả về thuật lại mọi lời, Trịnh Kiểm hiểu rằng Trạng Trình có ý khuyên mình nên tìm dòng dõi nhà Lê lên ngôi thì sự nghiệp của họ Trịnh sẽ vững bền. Do đó, họ Trịnh chỉ giữ lấy nghiệp chúa chớ không làm vua.
Lúc nhà Lê trung hưng, Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng hiềm khích nhau. Họ Trịnh có nhiều uy quyền hơn nên họ Nguyễn sợ bị ám hại, bèn cho người đến hỏi ý kiến Trạng Trình. Ông liền nói: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”.
Nguyễn Hoàng hiểu ý liền vận động xin vào trấn giữ Thuận Hóa, và nhờ có dãy Hoành Sơn che chở mà Nguyễn Hoàng dựng nên cơ nghiệp nhà Nguyễn lâu dài.
Lúc về ẩn dật ở Bạch Vân am, ông có soạn quyển Sấm Trạng Trình bàn đến việc vị lai của nước Nam.
Nhớ lại thời Hoa Nhật chiến tranh và Thế giới Đại chiến thứ hai, nhiều người thường nhắc đến những câu sấm của Trạng Trình, đại để:
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua xứ xứ khổ đao binh,
Mã đề dương cước anh hùng tận,
Thân, Dậu niên lai kiến thái bình.
Mà nhiều người cho rằng Trạng Trình đoán rất đúng thời cuộc nước nhà và thế giới.
Cũng có câu:
Bao giờ bèo dạt bể Đông,
Cha con nhà Nguyễn bế bồng nhau đi.
Ứng vào việc nhà Nguyễn bị loại khỏi Hoàng triều cương thổ vậy.
Lời nhà xuất bản
Tiến >>
Đánh máy: casau
Nguồn: NXB TRẺ
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 25 tháng 11 năm 2017