Con Đường Lập Thân

w.j.ennever

dịch giả: nguyễn hiến lê

MỤC LỤC

TỰA của người dịch

TỰA của T. Sharper Knowlson

Phần I: ĐỊA VỊ CỦA BẠN TRONG XÃ HỘI

Bạn có thể rèn tương lai của bạn được

Những yếu tố quyết định số phận con người

Bạn thử liệt kê xem khi mới sanh, bạn được tặng những gì

Vận có may mà có rủi

Sự thành công ở thời hiện đại

Tự thể hiện mình một cách toàn vẹn

Hai tiếng quan trọng mà bạn đã biết

Thể chất khỏe mạnh

Tại sao cảm xúc dồi dào lại là điều kiện thiết yếu?

Bạn muốn gì?

Lá bài-ăn là “tấm lòng” của ta

“Siêu nhân” và chúng ta

Nghị lực

Sự tập trung giúp cho tinh thần có có hội tốt

Ký tính của bạn cải thiện lên

Lòng tự tín mạnh lên

Mọi năng lực tinh thần phải cùng hoạt động với nhau

Các bộ óc quá chuyên môn

Con người biết tiến tới

Danh vọng và tài giao tế

Cư xử là một nghệ thuật

Người Anh trong cuộc triển lãm canh nông

Văn hóa thanh nhã

Không có văn hóa thì có thể thành công được không?

Các ý lực

Con đường ngòng ngoèo của số phận

Một lời cuối cùng nữa

Phương pháp luyện tập

Bài tập

Tự luyện

Chương trình luyện tập

Phần II: TẠI SAO KHÔNG LUYỆN KÍ TÍNH?

Tại sao ta quên?

Không khi nào chúng ta quên hẳn cả

Kí tính chính là căn bản của sự thông tuệ

Chúng ta mất kí tính hay mất cá tính?

Đừng chê bai kí tính của ta

“Tôi quyết tâm nhớ”

Hễ ham thích thì nhớ mau, nhớ lâu

Chúng ta muốn quên cái gì?

Nhớ lại những nỗi bất công

Vài lời bác lại

Tại sao chúng ta quên gửi thư?

Phải biết cho kĩ thì mới dễ nhớ

Các kí tính của ta có thể giúp đỡ lẫn nhau

Kí tính về thị giác và kí tính về thích giác

Muốn nhớ thì phải tổ chức, xếp đặt tri thức của ta

Đây là một công thức để nhớ các con số

Ôn lại tri thức của bạn

Luyện kí tính

Bài tập

Tự luyện

Chương trình luyện tập

Phần III: PHẢI LUYỆN THỊ DỤC CŨNG NHƯ LUYỆN TRÍ TUỆ

Cảm xúc có thể sáng tạo hoặc phá hoại

Sự sự hãi, cảm xúc cố hữu nhất của chúng ta

Sự thất vọng làm tiêu hủy niềm hy vọng

Tính hà tiện: chỉ vì thích tích lũy tiền bạc

Nên bồi dưỡng những tình cảm cao thượng

Giận dữ vô cớ

Tình yêu và lòng căm thù: thơ và thuốc độc

Lòng căm thù

Lòng tự mãn và tính khoe khoang

Mặc cảm tự ti

Hết thảy chúng ta đều không ít thì nhiều có ý thức về sự kém cỏi của mình

Sáu kết luận vế mặc cảm tự ti.

Cảm giác rằng mình kém cỏi có thể giúp ta được nhiều

Các phương trị mặc cảm tự ti

Làm cách nào diệt các nỗi sợ?

Một cách trị các cảm xúc

Thực hiện ngay những xung động tốt đẹp và những quyết định của bạn

Tình yêu và tiến bộ tinh thần

Vài suy nghĩ cuối cùng nữa

Bài tập

Tự luyện

Chương trình luyện tập

Phần IV: Ý CHÍ MUỐN LÀM CẨN THẬN

Một ý chí có hiệu năng thì bình tĩnh chứ không nóng nảy

Do đâu mà có sức mạnh?

Vài lời chữa lỗi điển hình

Phân tích vài trường hợp kém nghị lực

Phương pháp để tăng cường nghị lực

Bảo vật thứ nhất là sức khỏe

Sự ám thị có một năng lực phi thường

Già tới mấy cũng vẫn học được

Những kẻ hay bác bẻ rất có thể là lẩm lẫn

“Như thể”

Vài lời khuyên về tự kỉ ám thị

Những lúc nào là những lúc thuận lợi nhất của bạn?

Cảm hứng

Ích lợi của sự khắc kỉ

Kết luận

Nghị lực - năng lực

Bài tập

Tự luyện

Chương trình luyện tập

Phần V: SỰ TẬP TRUNG TINH THẦN: DẤU HIỆU CỦA ĐỨC TỰ CHỦ VỀ TINH THẦN

Sự tập trung tinh thần có khó không?

Thế nào là tập trung tinh thần?

Giá trị lớn lao của sự tập trung tinh thần

Đãng trí tai hại ra sao?

Những ích lợi phụ của sự tập trung tinh thần

Thế nào là một lí thuyết?

Thế nào là tật giả dối tinh thần?

Những sự bất lương về tinh thần

Emerson bảo: “ta phải tự phát hiện cá tính của ta ra”

Phương pháp luyện tập

Bài tập

Tự luyện

Chương trình luyện tập

Phần VI: TIẾT ĐIỆU CỦA TINH THẦN VÀ TIẾT ĐIỆU CỦA THỂ CHẤT - VÀI NHẬN XÉT VỀ TÂM TRẠNG

Tôi hiểu tiếng tiết điệu theo nghĩa nào

Tinh thần cũng như thủy triều lên rồi xuống

Tiết điệu trong các vô sinh vật.

Các sức mạnh vật chất lên rồi xuống.

Tiết điệu ảnh hưởng tối đa ra sao

Tác động và phản ứng

Tiết điệu riêng của bạn.

Nguy hại của những sự thay đổi đột ngột

Tiết điệu tinh thần của danh nhân

Tiết điệu trong sự luyện tập tinh thần

Tâm trạng là cái gì?

Tính tình của ai cũng có lúc thay đổi.

Bạn nên nhận xét tiết điệu của xã hội

Phương pháp luyện tập

Bài tập

Tự luyện

Chương trình luyện tập

Phần VII: CÁ TÍNH VÀ LỜI ĂN TIẾNG NÓI

Ai cũng ham muốn có “cá tính”

Những tác động tiềm thức

Sự bí mật của cái “tôi”

Nói tới cá tính là nói tới sự khác biệt

Bạn có đặc sắc của bạn về tinh thần

T.E. Lawrence, ông vua không ngôi của Ả Rập

Will Rogers ở Huê Kỳ

Khác biệt ở đâu?

Đặc tính tinh thần: nhân điện

Bạn có nhân điện không?

Bản thể của cá tính thuộc về tâm tính nhiều hơn về trí tuệ

Thỉnh thoảng bạn nên nghe giọng nói của bạn

Khéo ăn nói là điều rất có lợi

Sau ngôn ngữ, tới dáng đi

Xã giao: đối với bạn bè

Người xấu bụng và người phong nhã

Tại sao một số người không được ai ưa?

Kết luận

Phương pháp luyện tập

Bài tập

Tự luyện

Chương trình luyện tập

KẾT

TỰA

của người dịch

Năm 1948, tôi dạy tư cho bốn em nhỏ và chỉ kiếm được bốn trăm đồng một tháng mà đã bỏ ra năm trăm đồng để theo học một lớp hàm thụ của viện Pelman do W.J.Ennever thành lập ở Londres năm 1898, ba bốn chục năm trước lớp học Dale Carnegie. Viện đó có lẽ đi tiên phong trong phong trào dạy người lớn tự trao dồi khả năng cùng nhân cách (tiếng Anh gọi là self improvment), có nhiều chi nhánh ở các kinh đô Âu, Mỹ; nổi danh tới nỗi tên viện đã được ghi vào các tự điển lớn Anh ngữ [1].

Người ta gởi cho tôi mười hai tập nhỏ, mỗi tập năm sáu chục trang, bàn về một vấn đề luyện khả năng tinh thần và sau bài học có một số bài tập để làm trong một hay hai tuần, như vậy từ ba tới sáu tháng sẽ hết chương trình.

Bài học thì tôi đọc kĩ, còn bài tập thì tôi không làm hết vì có một số bài tôi cho là không cần phải làm. Ngay từ buổi đầu, tôi đã thích phương pháp giản dị, sáng sủa và thực tế của viện. Cái lợi nhất cho tôi là học xong, tôi lạc quan, tự tín, biết được khả năng tinh thần nào cần cho sự thành công, và tôi phải luyện thêm những khả năng nào, tóm lại là tôi biết rõ con đường của tôi hơn, và tự biết rõ tôi hơn.

Sau đó tôi tìm thêm những sách của chi nhánh Pelman tại Paris để học, những cuốn trong loại Tâm lí và kiến thức tổng quát như La logique dans la vie của M.Doralle, La culture dans la vie của Désiré Roustan, Mobilisation de l’énergie của Charies Baudcuin... và mười năm trước đây tôi kiếm được cuốn Your mind and how to use it của chính nhà sáng lập ra viện Pelman, ông W. J.Ennever.

Ông viết cuốn này khi về già, tóm tắt những cương lĩnh trong phương pháp Pelman và những kinh nghiệm của ông trong mấy chục năm điều khiển viện.

Bất kì cuốn nào trong loại Self Improvment dù của Anh hay của Pháp (Pháp gọi là Culture Humaine), thì cũng luôn luôn chú trọng vào thực tế và khuyên ta làm những bài tập vì sách loại đó không phải để đọc mà để học.

Nhưng trong bốn năm chục cuốn tôi đã tìm được từ trước tới nay, không có cuốn nào dắt dẫn ta kĩ lưỡng từng bước, khuyến khích ta, nhắc nhở ta, thúc giục ta gần như bắt buộc ta phải tự trao dồi như cuốn này.

Lối trình bày đã khác hẳn: mỗi phần, sau những đoạn lí thuyết, không khi nào nặng nề, là những câu hỏi để ta có dịp tự kiểm soát lại xem ta đã hiểu kĩ chưa, rồi tới một số bài tập mà tác giả chia ra cho ta làm sáu ngày trong một tuần, trừ chủ nhật. Sách có bảy phần, như vậy mỗi ngày chỉ cần từ nửa tới một giờ gắng sức thì hai tháng sẽ xong, và lúc đó, đúng như tác giả đã nói: ta có cảm tưởng đã đi được một quãng đường dài, mà cái ngày khởi hành (tức ngày bắt đầu đọc sách) có vẻ như đã xa lắc xa lơ. Sở dĩ vậy là vì mặc dầu sách chỉ có non hai trăm trang mà “chứa rất nhiều sự kiện và kinh nghiệm”, mở rộng tầm mắt cho ta thấy được “một vũ trụ mới”.

Tóm lại, công dụng của cuốn này bằng công dụng của cả chương trình hàm thụ Pelman tôi đã theo hai chục năm trước đây mà bây giờ có ai muốn học, chắc phải đóng từ ba tới năm ngàn đồng là ít.

Phương pháp của tác giả cũng đặc sắc nữa và hoàn bị hơn cả. Không như đa số các nhà khác chỉ nhấn mạnh vào một vài phương diện, một vài khả năng của tinh thần, ông chú trọng tới sự phát triển đồng thời và điều hòa mọi cơ năng của ta để tinh thần ta được quân bình, cho nên ông chỉ cho ta cách luyện cả tình cảm, trí tuệ và nghị lực, tức ba yếu tố căn bản tạo nên cá tính, tư cách con người mà từ hai ba ngàn năm trước, các đại triết gia của nhân loại đều đưa lên hàng đầu. Thích Ca và Khổng Tử, mặc dầu nhân sinh quan khác nhau mà đều đề cao ba cơ năng đó: Bi, Trí, Dũng của Thích Ca tức Nhân, Trí, Dũng của Khổng Tử; mà Bi với Nhân thuộc về Tình cảm, còn Dũng thuộc về Nghị lực.

Một điểm độc đáo nữa là tác giả cho sự tập trung tinh thần là điều kiện tiên quyết để luyện ba yếu tố Tình cảm, Trí tuệ và Nghị lực. Ông bảo có tập trung tinh thần thì ta mới thích vấn đề ta nghiên cứu, mới nhớ mau, nhìn thấy được hết các khía cạnh mà phán đoán ít lầm, mới nắm được cơ hội mà lợi dụng hoàn cảnh, tự gây được lòng tự tín, hơn nữa, mới nén được những cảm xúc hỗn loạn mà tự chủ được, tăng nghị lực lên được, nghĩa là lập được sự quân bình cho tinh thần, không để cho tình cảm thắng lí trí và nghị lực. Ông không nói ra, nhưng chúng ta hiểu rằng thuyết Tập trung tinh thần của ông gần như thuyết Tĩnh tâm của Tống Nhothuyết Thiền định của đạo Phật. Vì chú trọng tới sự tập trung tinh thần như vậy nên tự điển Webster’s mới cho học thuyết Pelmanism của ông đồng nghĩa với Concentration (Tập trung).

Ông khuyên chúng ta một cách tập trung tinh thần rất hiệu nghiệm là nghiên cứu. Chịu thu thập hết tài liệu liên quan tới một vấn đề nào đó, tập trung hết tinh thần, xét hết các khía cạnh của nó thì trong một thời gian hoặc dăm sáu tháng, hoặc dăm sáu năm - tùy vấn đề - ai cũng có thể phát triển được những điều mới lạ, viết được một bài hoặc một cuốn, mà tự nhiên cá tính, lòng tự tín của mình tăng lên mạnh, diệt được mặc cảm tự ti nếu có. Lời khuyên đó xác đáng, tôi xin Độc giả đặc biệt chú ý tới.

Do kinh nghiệm, người ta biết rằng chỉ khoảng vài ba phần trăm theo được hết các lớp hàm thụ, còn thì bỏ dở nhưng ai đã theo được hết thì thế nào cuộc đời cũng thay đổi hẳn, không sớm thì muộn. Điều đó rất dễ hiểu: trong bất kì ngành nào, số người thành công không trên năm phần trăm.

Như tôi đã nói, cuốn này cũng như một loại bài giảng của một lớp hàm thụ. Vậy thì một trăm độc giả, chỉ có dăm ba vị áp dụng được đúng phương pháp của Ennever. Tôi xin có lời mừng trước vị nào ở trong số đó. Bước đầu chỉ cần hăng hái luyện tập trong hai tháng, rồi sau mọi sự sẽ dễ. Nếu trong hai tháng đó, bạn chịu chuyên cần như khi học thi Tú tài thì không có lí gì bạn không tấn bộ vì phương pháp toàn áp dụng những luật về “tinh thần” và đã chịu sự thử thách trên nửa thế kỉ nay rồi. Vậy vấn đề là bạn có coi trọng sự trao dồi khả năng cùng cá tính của bạn bằng một bằng cấp trung học hay không.

Sài gòn ngày 01-02-1969

NGUYỄN HIẾN LÊ

Chú thích:

[1] Chẳng hạn tự điển lớn Webster's in năm 1967 ghi: Pelman Institute: institution for training of the Mind founded in London 1989. - Pelmanism: 1- a system of training held to develop the mind. 2- concentration.


MỤC LỤC

Tiến >>

Đánh máy:Goldfish - Hoi_is
Nguồn: Goldfish - VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 6 tháng 10 năm 2019