Hơi nóng hắt hừng hực. Xưởng lọt trụm giữa bốn bề nhà cao tầng, không có lấy một làn gió nhẹ. Ánh hàn chợt lóe, chợt tắt, bễ rèn phun ngọn lửa đỏ ối nhấp nhô, từng thanh sắt lóa vàng nhả hoa lấm tấm. Hàng dài xe, chiếc bẹp dí như người sứt mũi, chiếc trơ xương sườn, chiếc bị gỡ đèn trông giống đôi mắt hoắm của một đầu lâu. Bình gió đá, ê-tô, de, dây điện, xát-xi, nệm xe... ngổn ngang. Những bộ quần áo và cả những gương mặt bê bết dầu mỡ. Tiếng búa chan chát, tiếng gõ, nhất là tiếng gầm rú khi the thé, khi hổn hển của bao nhiêu động cơ ô-tô - chúng rống y hệt con bệnh chịu đựng một ca mổ đau thấu tim gan.
Mái tôn sẫm dồn cơn nóng gay gắt xuống xưởng, na ná bình súp-de nén chặt.
Cả trăm thợ, người trần trùng trục, người áo phanh, ngực, mồ hôi mẹ mồ hôi con thi nhau xối xả, chiếc khăn lông của mỗi người ướt tựa nhúng nước.
Cái gì cũng oi bức: không khí, màu sắc, tiếng động, sự lộn xộn...
Hai Cũ - áo ba lỗ; quần “bò” xắn móng lợn, giày bộ đội đã bẹt gót - đưa tôi đi thăm xưởng. Anh là Phó Giám đốc Công ty Sửa chữa Cơ khí Thành phố, trực tiếp quản đốc xưởng này.
Tôi với anh quen nhau hơn 30 năm. Mối quan hệ đó là câu chuyện dài mà hôm nay tôi kể lại, bắt đầu từ đoạn cuối. Tôi không muốn độc giả bị đột ngột. Nhân vật chính của câu chuyện là Hai Cũ và như các bạn biết đấy, anh còn sống. Cần nói trước rằng tôi và anh có cái “duyên”, nếu gọi rằng “ly kỳ” cũng không quá đáng.
Anh lớn hơn tôi năm tuổi - lẻ hai tháng với sáu ngày. Còn tính giờ, tôi sinh vào buổi sáng, anh lại sinh vào đêm. Có lẽ vì vậy, anh thường bảo tôi: Số của chú thấy mặt trời trước tôi. Tuy nhiên, Hai Cũ không thuộc hạng tin ở số. Vừa rồi, nhân ngày sinh của anh - năm thứ 55 - tôi đùa:
- Nam Tào lỡ nhậu, chắc tới vài xị đế, nên ghi lộn sổ. Đáng lẽ anh tuổi Dần, tôi tuổi Tỵ mới phải.
Anh cười hề hề - anh đã thay đổi rất nhiều, trừ giọng cười lúc nào cũng “cha chú”:
- Tao mà đầu thai tuổi con cọp thì cũng phải thiến thôi.
Chị Hai hứ anh:
- Có suôi có gia rồi mà ăn nói không nên nết!
Anh dẫn tôi len lỏi giữa xưởng. Tôi biết Hai Cũ muốn tôi mừng cho anh như chúng tôi từng chia xẻ “lúc lên voi khi xuống chó” suốt ngần ấy năm. Cơ ngơi xưởng còn nới rộng và tôi tin Hai Cũ sẽ “trụ” luôn tại đây, với cái công việc ra lịnh cho những chiếc xe - hễ còn gọi là xe - phải xốc dậy, lao tới. Hẳn anh nói với chúng: Hãy noi theo tao!
Việc chọn nghề của Hai Cũ vào lúc tuổi anh đã xế chiều nó giản dị như cách anh trở nên một người thợ máy giỏi.
Dù sao, Hai Cũ cũng phải đứng trước một chọn lựa. Là một sĩ quan - anh ở trong quân đội hơn 30 năm - anh tự thấy khả năng phục vụ của anh tốt nhất hiện nay là làm cái gì đó hạp với sở trường. Sĩ quan quân đội trong thời kỳ mới đòi hỏi nhiều điều kiện - anh tự thấy mình đã già và khó lòng học hỏi các kiến thức hiện đại. Chính anh ký đơn xin xuất ngũ - sau khi chấm dứt chức vụ Chủ tịch Ủy ban quân quản Thạnh Mỹ Tây - ký đơn với bao nhiêu bùi ngùi, song quả quyết:
- Tôi ghét chàng ràng cản mặt lớp sau... - Anh bảo tôi và Út Giảng như vậy.
Bây giờ, anh nên công tác ở ngành nào?
Út Giảng và tôi mỗi người một ý. Út Giảng muốn anh về ngành cao-su hoặc lâm nghiệp là thứ anh quen thuộc. Tôi gợi ý anh sang Cục đường biển - ở đó, cái vốn chở vũ khí trong đánh Mỹ của anh chắc xài được. Cả hai chúng tôi đều mong anh chọn một nghề mà anh thành thạo hoặc dễ thành thạo, bởi ngại anh gặp bỡ ngỡ.
Nhưng anh chọn ngành sửa chữa xe hơi. Sở dĩ như vậy một phần do đồng chí Bí thư Thành ủy. Đồng chí Bí thư Thành ủy vốn quen biết Hai Cũ; cho nên nghe Hai Cũ được xuất ngũ, đồng chí mời một bữa cơm vui. Trong câu chuyện thù tạc đó, đồng chí mời Hai Cũ:
- Tôi biết anh không phải là cán bộ kỹ thuật, chẳng qua học lóm và quen tay, song nói cho chín chắn: anh biết nghề. Anh biết nghề đủ giúp anh tổ chức ngành cơ khí, trước hết, ngành cơ khí sửa chữa xe hơi. Người giỏi kỹ thuật ở thành phố ta không thiếu, thiếu là cán bộ tổ chức biết nghề. Ở “Mũi Ken-nơ-đi” [i], xưởng xe hơi của Hai Cũ đàng hoàng quá mà!
Hai Cũ chịu. Nhưng anh từ chối một cương vị cao hơn mà đòi trực tiếp quản đốc một xưởng.
- Tôi nhượng bộ anh - Đồng chí bí thư vui vẻ - Tuy vậy, tôi giao ước với anh: một là anh đừng tự ái khi người ra lệnh cho anh thấp cấp hơn anh. Anh nhớ cho: làm việc với một thượng tá không phải dễ làng đối với các đồng chí ở Sở Công nghiệp. Hai là, anh nên có chân trong ban phụ trách toàn công ty vì anh cần nhìn rộng hơn một xưởng. Ba là, chúng tôi có thể giao anh một nhiệm vụ khác - cũng cơ khí, công nghiệp thôi - và tôi hy vọng anh không khư khư thủ cái xưởng của anh. Đó là chuyện sau này, còn bây giờ anh cứ yên tâm ở xưởng.
Hai Cũ không “mặn” điều thứ ba. Nhè mấy ông “bứng” lên phụ trách Sở hoặc cao hơn thì gay to.
Tuy vậy, anh định “tùy cơ ứng biến”, nên bằng lòng...
- Hồi chưa giải phóng, xưởng nầy chỉ làm có bấy nhiêu công chuyện... - Hai Cũ gõ vào tấm biển to tướng - trước kia treo ngoài cổng, nay nếp ở xó: Garage Động Lực - chuyên môn rửa, vô dầu mỡ xe hơi.
- Bây giờ, sau một năm, xưởng nhận trung tu các loại ô-tô... Chỉ thiếu phần mộc và cơ khí. Mà hễ Sở ký cho phép hôm trước, tôi khai trương liền hôm sau! Mọi việc đều đã sẵng. Chỉ chờ ngọn gió Đông. Tôi là Châu Do đời Tam quốc!
Anh nói văn vẻ, song giọng ấm ức. Đôi chân mầy rậm rì nhíu, vạch thành chữ “nhất” ngang tàng. Đôi chân mầy của Hai Cũ từng là đầu đề cho bao nhiêu chuyện vui lúc chúng tôi cùng chung đơn vị.
- Muốn “đâm đơn” vô ông Hai Cũ phải canh cặp chân mầy của ổng. Nó giống rừng le, khi nhướng lên thì đường thông, mọi sự đều trót lọt. Khi nó xụ, đường nghẽn, chớ xông bừa mà bị le xỉa đổ máu đổ mủ!
Lính tráng kháo nhau như vậy. Mỗi lần chúng tôi hành quân qua đồng trống, nghe hơi máy bay đầm già, lính tráng còn kháo:
- Đếch sợ! Chừng này chớ đông hơn vẫn thừa chỗ. Tất cả chui vào cặp chân mầy ông Hai Cũ thì... đến Thiên Lý Nhỡn trong truyện Tây Du cũng như mù!
- Sở trở bộ chậm hơn rùa! - Anh tiếp, vẫn cau có - Mấy cha cứ mài lủng đáy quần, nhổ râu cằm rồi tán: Làm ăn phải chuyên sâu.
Anh bỏ lửng câu nói, đến lắc vai một người thợ đang rồ máy xe:
- Ngộp xăng! Chùi lược xăng... Tiếng máy giống người bị nấc cụt đó!
Người thợ gặt đầu, tốp máy. Cười nhe hàm răng trắng bóng. Hai Cũ hỏi tôi: biết ai không?
Anh nói luôn: “Thiếu úy” Đường! Tôi “à” thích thú, còn Đường ngượng ngập, cúi gầm xuống máy.
- Chuyên sâu! - Anh hầm hừ, tiếp câu bỏ dở - Chuyên sâu nghĩa là xưởng tôi làm đồng, nguội, rèn, rồi kéo qua xưởng khác làm mộc, rồi lại kéo qua xưởng khác nữa làm cơ khí, rồi kéo ngược về xưởng tôi làm điện... Vòng vo cả tháng. Tôi hỏi: Tại sao không tận dụng lao động, thiết bị của một xưởng, vừa tiết kiệm công sức, vừa mau. Hoàn cảnh của ta, vậy mới là chuyên sâu. Một cha nội trả lời gọn hơ: Ông giỏi sao không làm Bộ trưởng! Chú nghe có nực không?
- Rồi anh trả lời thế nào? - Tôi hỏi.
- Tôi trả lời như vầy: Tôi không đủ tài làm Bộ trưởng, song tôi có thể thế chỗ của ông. Ít ra, tôi còn đuổi được ruồi... Cái ngữ...!
Tôi biết anh tự kềm chế. Bằng không, anh sẽ xắn xả vô mặt tay cạo giấy kia: “Ông là cái ngữ bỏ than đước Năm Căn vô háng không nhảy, làm ăn con mẹ gì!”.
Tôi nghĩ thầm: Hai Cũ còn sức lao, còn thích lao, còn “gây sự”. Chưa chắc anh không mắc chủ quan, song anh vẫn say sưa “gánh bàn độc mướn”. Cuộc đời giang hồ của anh, sau rốt, để lại trong anh một gia tài đáng quý: Luôn luôn muốn “cực thân”.
Chúng tôi đứng trước một xe tải nhẹ hiệu Pơ-giô. Anh bảo người thợ:
- Cua-roa dùng... nước không lên đủ, chạy nữa thì “lột dên”...
Anh lại tiếp tục đi với tôi.
- Tôi làm trận làm thượng dữ tợn nên mới có phân xưởng điện. Tôi “đấu” cho đến khi lập được phân xưởng mộc, cơ khí mới nghe! Chệt Chợ Lớn thứ gì cũng đúc, vô hộp, để nào Nhựt, nào Ý!.. Máy lão trong Sở thà mua thứ dịch vật nào đó xài ít bữa rồi vụt thì yên tâm, còn đồ mình sản xuất tốt hơn, mấy lão sợ. Sợ xưởng mình giàu, thợ mình giỏi, mấy lão hết chỗ xài cái dốt của mấy lão! Chạy đôn chạy đáo khắp xứ, tìm từng cái máy, tôi không thấy mệt mà ngồi xa-lông Sở chờ cấp “pet-mi”, sao tôi muốn đứt hơi!
Một người còn trẻ, ở trần, hấp tấp đuổi theo, chìa cho anh tờ giấy:
- Chú Hai ký tên, cháu lên Sở bây giờ.
Anh nheo mắt đọc, rồi kẹp cây viết bic giữa ngón trỏ và giữa, ký nguệch ngoạc.
- Giấy tờ, là giấy tờ... Em phải trổ tài ngoại giao với mấy ổng.
Người ấy quay đi, anh giới thiệu:
- Kỹ sư Hiển... có làm hãng Xi-trô-en bên Tây... Hăng, tốt. Chỉ sợ chịu cực không thấu.
Anh dừng một lúc:
- Chịu cực về cơm gạo là một phần.
Anh không nói hết câu, song tôi hiểu anh muốn nói gì.
Chúng tôi đến cuối xưởng. Một thợ nằm ngửa dưới gầm xe tải Liên xô, thấy Hai Cũ, gọi:
- Ông quản đốc làm ơn chỉ giùm ern... Loại “Din” này lạ quá!
Người thợ xưng “em” tóc đã đốm bạc. Hai Cũ chui xuống gầm xe, hất ngọn đèn lên, nhặm lẹ không khác lúc lâm trận khi xưa:
- Thắng hả?... Tật của loại Din 131A thường ở chỗ nầy... - Ừ... chỗ nầy... Siết con ốc chặt vô!
Ra khỏi gầm xe, anh hỏi:
- Tuần rồi, chú không dự lớp sao?
Người thợ trả lời là không.
- Phải đi chớ! Để biết cấu trúc các loại xe... Nghe một lần là rành.
Anh chùi tay vào quần, dắt tôi quay lại, chợt nghiêng tai:
- Cậu nào chỉnh “ga” chiếc Mẹc-xơ-đéc chở khách không đúng...
Tôi chưa nhìn thấy chiếc Mẹc-xơ-đéc mà anh nói, còn tiếng động thì trong xưởng đâu cũng ầm ì.
Chiếc Mẹc-xơ-đéc nằm tận đầu xưởng. Hai Cũ dặn mấy câu với người thợ. Tôi trông mặt người thợ quen quen. Hai Cũ nhắc:
- Quên sao? Hoa tiêu Hoài!
Tôi mừng rỡ chào anh ta. So với lúc ở Thạnh Phú, Hoài già hơn song tươi tỉnh hơn.
Tôi bỗng nhớ, một lần, ở thủ đô, tôi cùng đi trong hành lang bệnh viện với một giáo sư khoa ngoại bậc thầy. Ngang qua phòng mổ, vị giáo sư càu nhàu:
- Hỏng rồi! Ca mổ hỏng rồi!
Ông xô cửa vào phòng.
Vị giáo sư kiểm tra ca mổ bằng mũi, qua cái mùi bốc lên từ vết mổ. Ở đây, Hai Cũ kiểm tra bằng tai. Tôi nói so sánh ấy với anh, anh cười bẽn lẽn:
- Tôi mà giáo... cái con khỉ!
Chúng tôi ngồi trong văn phòng. Kêu là văn phòng bởi có mấy cái bàn viết, máy đánh chữ, kỳ thật nó là một khoảng luông tuồng trong xưởng, vẫn dưới mái tôn nóng kinh khủng và giữa tiếng ồn ào nhức óc.
Chuông điện thoại reo Hai Cũ nhắc máy:
- A lô!... À, Hiển đó hả? Sao... Em nói lại... Cuối tháng trưởng phòng mới có ý kiến, đầu tháng, Ban Giám đốc mới xem xét?... Em có trình bày với ổng tình hình ứ đọng của xưởng không? Có à? Ừ... Phải rồi... không cho làm mộc mà cũng không chỉ chỗ khác, xe cũ xe mới dồn đống, la liệt ngoài lề đường, cảnh sát phạt... Ổng nói sao? - Giọng Hai Cũ gay gắt - Ổng nói ổng không phải là Sở Công an lo dẹp đường... Vậy, công an phạt, ổng tính sao?... Hả?
Hai Cũ che máy, bảo tôi:
- Thằng cha nầy đâu dưới đất nẻ chui lên! Thằng chả bảo: Công an phạt thì cũng Nhà nước phạt Nhà nước, đừng lo mà tổn thọ!
Anh tiếp lục nói vào máy:
- Thôi được... Để qua lên Sở...
Anh gác máy, nặng tay:
- Thằng cha nầy nhẩy phóc lên ghế trưởng phòng, chưa kịp phủi chân, định nhảy phóc lên ghế phó giám đốc... chẳng biết trời trăng gì ráo mà khoái lên lớp...
- Lên lớp giống gì? - Tôi hỏi.
- À! Đại khái thẳng phê bình tụi nầy sao sửa xe tốt, nhiều vậy mà lại quá hà tiện giấy!... Ngữ nầy, chết phải liệm bằng pơ-luya.
Anh còn lầm bầm một tiếng gì đó, cố không cho tôi nghe. Tôi bật cười:
- Anh Hai tiến hộ hung!
Hai Cũ nhìn tôi, thăm dò.
- Cả buổi nay, tôi không nghe anh Hai xài một tờ “giấy năm trăm” [ii] nào hết!
Anh cười theo tôi:
- Đ. m.! Cái thằng dai hơn đỉa!
[i] Mỏm đất nhô ở biên giới Việt - Campuchia, thuộc Bình Long. Gọi vui của các chiến sĩ trong kháng chiến.
[ii] Tiếng lóng ý nói chửi thề.
Hơi nóng hắt hừng hực. Xưởng lọt trụm giữa bốn bề nhà cao tầng, không có lấy một làn gió nhẹ. Ánh hàn chợt lóe, chợt tắt, bễ rèn phun ngọn lửa đỏ ối nhấp nhô, từng thanh sắt lóa vàng nhả hoa lấm tấm. Hàng dài xe, chiếc bẹp dí như người sứt mũi, chiếc trơ xương sườn, chiếc bị gỡ đèn trông giống đôi mắt hoắm của một đầu lâu. Bình gió đá, ê-tô, de, dây điện, xát-xi, nệm xe... ngổn ngang. Những bộ quần áo và cả những gương mặt bê bết dầu mỡ. Tiếng búa chan chát, tiếng gõ, nhất là tiếng gầm rú khi the thé, khi hổn hển của bao nhiêu động cơ ô-tô - chúng rống y hệt con bệnh chịu đựng một ca mổ đau thấu tim gan.
Mái tôn sẫm dồn cơn nóng gay gắt xuống xưởng, na ná bình súp-de nén chặt.
Cả trăm thợ, người trần trùng trục, người áo phanh, ngực, mồ hôi mẹ mồ hôi con thi nhau xối xả, chiếc khăn lông của mỗi người ướt tựa nhúng nước.
Cái gì cũng oi bức: không khí, màu sắc, tiếng động, sự lộn xộn...
Hai Cũ - áo ba lỗ; quần “bò” xắn móng lợn, giày bộ đội đã bẹt gót - đưa tôi đi thăm xưởng. Anh là Phó Giám đốc Công ty Sửa chữa Cơ khí Thành phố, trực tiếp quản đốc xưởng này.
Tôi với anh quen nhau hơn 30 năm. Mối quan hệ đó là câu chuyện dài mà hôm nay tôi kể lại, bắt đầu từ đoạn cuối. Tôi không muốn độc giả bị đột ngột. Nhân vật chính của câu chuyện là Hai Cũ và như các bạn biết đấy, anh còn sống. Cần nói trước rằng tôi và anh có cái “duyên”, nếu gọi rằng “ly kỳ” cũng không quá đáng.
Anh lớn hơn tôi năm tuổi - lẻ hai tháng với sáu ngày. Còn tính giờ, tôi sinh vào buổi sáng, anh lại sinh vào đêm. Có lẽ vì vậy, anh thường bảo tôi: Số của chú thấy mặt trời trước tôi. Tuy nhiên, Hai Cũ không thuộc hạng tin ở số. Vừa rồi, nhân ngày sinh của anh - năm thứ 55 - tôi đùa:
- Nam Tào lỡ nhậu, chắc tới vài xị đế, nên ghi lộn sổ. Đáng lẽ anh tuổi Dần, tôi tuổi Tỵ mới phải.
Anh cười hề hề - anh đã thay đổi rất nhiều, trừ giọng cười lúc nào cũng “cha chú”:
- Tao mà đầu thai tuổi con cọp thì cũng phải thiến thôi.
Chị Hai hứ anh:
- Có suôi có gia rồi mà ăn nói không nên nết!
Anh dẫn tôi len lỏi giữa xưởng. Tôi biết Hai Cũ muốn tôi mừng cho anh như chúng tôi từng chia xẻ “lúc lên voi khi xuống chó” suốt ngần ấy năm. Cơ ngơi xưởng còn nới rộng và tôi tin Hai Cũ sẽ “trụ” luôn tại đây, với cái công việc ra lịnh cho những chiếc xe - hễ còn gọi là xe - phải xốc dậy, lao tới. Hẳn anh nói với chúng: Hãy noi theo tao!
Việc chọn nghề của Hai Cũ vào lúc tuổi anh đã xế chiều nó giản dị như cách anh trở nên một người thợ máy giỏi.
Dù sao, Hai Cũ cũng phải đứng trước một chọn lựa. Là một sĩ quan - anh ở trong quân đội hơn 30 năm - anh tự thấy khả năng phục vụ của anh tốt nhất hiện nay là làm cái gì đó hạp với sở trường. Sĩ quan quân đội trong thời kỳ mới đòi hỏi nhiều điều kiện - anh tự thấy mình đã già và khó lòng học hỏi các kiến thức hiện đại. Chính anh ký đơn xin xuất ngũ - sau khi chấm dứt chức vụ Chủ tịch Ủy ban quân quản Thạnh Mỹ Tây - ký đơn với bao nhiêu bùi ngùi, song quả quyết:
- Tôi ghét chàng ràng cản mặt lớp sau... - Anh bảo tôi và Út Giảng như vậy.
Bây giờ, anh nên công tác ở ngành nào?
Út Giảng và tôi mỗi người một ý. Út Giảng muốn anh về ngành cao-su hoặc lâm nghiệp là thứ anh quen thuộc. Tôi gợi ý anh sang Cục đường biển - ở đó, cái vốn chở vũ khí trong đánh Mỹ của anh chắc xài được. Cả hai chúng tôi đều mong anh chọn một nghề mà anh thành thạo hoặc dễ thành thạo, bởi ngại anh gặp bỡ ngỡ.
Nhưng anh chọn ngành sửa chữa xe hơi. Sở dĩ như vậy một phần do đồng chí Bí thư Thành ủy. Đồng chí Bí thư Thành ủy vốn quen biết Hai Cũ; cho nên nghe Hai Cũ được xuất ngũ, đồng chí mời một bữa cơm vui. Trong câu chuyện thù tạc đó, đồng chí mời Hai Cũ:
- Tôi biết anh không phải là cán bộ kỹ thuật, chẳng qua học lóm và quen tay, song nói cho chín chắn: anh biết nghề. Anh biết nghề đủ giúp anh tổ chức ngành cơ khí, trước hết, ngành cơ khí sửa chữa xe hơi. Người giỏi kỹ thuật ở thành phố ta không thiếu, thiếu là cán bộ tổ chức biết nghề. Ở “Mũi Ken-nơ-đi” [1] xưởng xe hơi của Hai Cũ đàng hoàng quá mà!
Hai Cũ chịu. Nhưng anh từ chối một cương vị cao hơn mà đòi trực tiếp quản đốc một xưởng.
- Tôi nhượng bộ anh - Đồng chí bí thư vui vẻ - Tuy vậy, tôi giao ước với anh: một là anh đừng tự ái khi người ra lệnh cho anh thấp cấp hơn anh. Anh nhớ cho: làm việc với một thượng tá không phải dễ làng đối với các đồng chí ở Sở Công nghiệp. Hai là, anh nên có chân trong ban phụ trách toàn công ty vì anh cần nhìn rộng hơn một xưởng. Ba là, chúng tôi có thể giao anh một nhiệm vụ khác - cũng cơ khí, công nghiệp thôi - và tôi hy vọng anh không khư khư thủ cái xưởng của anh. Đó là chuyện sau này, còn bây giờ anh cứ yên tâm ở xưởng.
Hai Cũ không “mặn” điều thứ ba. Nhè mấy ông “bứng” lên phụ trách Sở hoặc cao hơn thì gay to.
Tuy vậy, anh định “tùy cơ ứng biến”, nên bằng lòng...
- Hồi chưa giải phóng, xưởng nầy chỉ làm có bấy nhiêu công chuyện... - Hai Cũ gõ vào tấm biển to tướng - trước kia treo ngoài cổng, nay nếp ở xó: Garage Động Lực - chuyên môn rửa, vô dầu mỡ xe hơi.
- Bây giờ, sau một năm, xưởng nhận trung tu các loại ô-tô... Chỉ thiếu phần mộc và cơ khí. Mà hễ Sở ký cho phép hôm trước, tôi khai trương liền hôm sau! Mọi việc đều đã sẵng. Chỉ chờ ngọn gió Đông. Tôi là Châu Do đời Tam quốc!
Anh nói văn vẻ, song giọng ấm ức. Đôi chân mầy rậm rì nhíu, vạch thành chữ “nhất” ngang tàng. Đôi chân mầy của Hai Cũ từng là đầu đề cho bao nhiêu chuyện vui lúc chúng tôi cùng chung đơn vị.
- Muốn “đâm đơn” vô ông Hai Cũ phải canh cặp chân mầy của ổng. Nó giống rừng le, khi nhướng lên thì đường thông, mọi sự đều trót lọt. Khi nó xụ, đường nghẽn, chớ xông bừa mà bị le xỉa đổ máu đổ mủ!
Lính tráng kháo nhau như vậy. Mỗi lần chúng tôi hành quân qua đồng trống, nghe hơi máy bay đầm già, lính tráng còn kháo:
- Đếch sợ! Chừng này chớ đông hơn vẫn thừa chỗ. Tất cả chui vào cặp chân mầy ông Hai Cũ thì... đến Thiên Lý Nhỡn trong truyện Tây Du cũng như mù!
- Sở trở bộ chậm hơn rùa! - Anh tiếp, vẫn cau có - Mấy cha cứ mài lủng đáy quần, nhổ râu cằm rồi tán: Làm ăn phải chuyên sâu.
Anh bỏ lửng câu nói, đến lắc vai một người thợ đang rồ máy xe:
- Ngộp xăng! Chùi lược xăng... Tiếng máy giống người bị nấc cụt đó!
Người thợ gặt đầu, tốp máy. Cười nhe hàm răng trắng bóng. Hai Cũ hỏi tôi: biết ai không?
Anh nói luôn: “Thiếu úy” Đường! Tôi “à” thích thú, còn Đường ngượng ngập, cúi gầm xuống máy.
- Chuyên sâu! - Anh hầm hừ, tiếp câu bỏ dở - Chuyên sâu nghĩa là xưởng tôi làm đồng, nguội, rèn, rồi kéo qua xưởng khác làm mộc, rồi lại kéo qua xưởng khác nữa làm cơ khí, rồi kéo ngược về xưởng tôi làm điện... Vòng vo cả tháng. Tôi hỏi: Tại sao không tận dụng lao động, thiết bị của một xưởng, vừa tiết kiệm công sức, vừa mau. Hoàn cảnh của ta, vậy mới là chuyên sâu. Một cha nội trả lời gọn hơ: Ông giỏi sao không làm Bộ trưởng! Chú nghe có nực không?
- Rồi anh trả lời thế nào? - Tôi hỏi.
- Tôi trả lời như vầy: Tôi không đủ tài làm Bộ trưởng, song tôi có thể thế chỗ của ông. Ít ra, tôi còn đuổi được ruồi... Cái ngữ...!
Tôi biết anh tự kềm chế. Bằng không, anh sẽ xắn xả vô mặt tay cạo giấy kia: “Ông là cái ngữ bỏ than đước Năm Căn vô háng không nhảy, làm ăn con mẹ gì!”.
Tôi nghĩ thầm: Hai Cũ còn sức lao, còn thích lao, còn “gây sự”. Chưa chắc anh không mắc chủ quan, song anh vẫn say sưa “gánh bàn độc mướn”. Cuộc đời giang hồ của anh, sau rốt, để lại trong anh một gia tài đáng quý: Luôn luôn muốn “cực thân”.
Chúng tôi đứng trước một xe tải nhẹ hiệu Pơ-giô. Anh bảo người thợ:
- Cua-roa dùng... nước không lên đủ, chạy nữa thì “lột dên”...
Anh lại tiếp tục đi với tôi.
- Tôi làm trận làm thượng dữ tợn nên mới có phân xưởng điện. Tôi “đấu” cho đến khi lập được phân xưởng mộc, cơ khí mới nghe! Chệt Chợ Lớn thứ gì cũng đúc, vô hộp, để nào Nhựt, nào Ý!.. Máy lão trong Sở thà mua thứ dịch vật nào đó xài ít bữa rồi vụt thì yên tâm, còn đồ mình sản xuất tốt hơn, mấy lão sợ. Sợ xưởng mình giàu, thợ mình giỏi, mấy lão hết chỗ xài cái dốt của mấy lão! Chạy đôn chạy đáo khắp xứ, tìm từng cái máy, tôi không thấy mệt mà ngồi xa-lông Sở chờ cấp “pet-mi”, sao tôi muốn đứt hơi!
Một người còn trẻ, ở trần, hấp tấp đuổi theo, chìa cho anh tờ giấy:
- Chú Hai ký tên, cháu lên Sở bây giờ.
Anh nheo mắt đọc, rồi kẹp cây viết bic giữa ngón trỏ và giữa, ký nguệch ngoạc.
- Giấy tờ, là giấy tờ... Em phải trổ tài ngoại giao với mấy ổng.
Người ấy quay đi, anh giới thiệu:
- Kỹ sư Hiển... có làm hãng Xi-trô-en bên Tây... Hăng, tốt. Chỉ sợ chịu cực không thấu.
Anh dừng một lúc:
- Chịu cực về cơm gạo là một phần.
Anh không nói hết câu, song tôi hiểu anh muốn nói gì.
Chúng tôi đến cuối xưởng. Một thợ nằm ngửa dưới gầm xe tải Liên xô, thấy Hai Cũ, gọi:
- Ông quản đốc làm ơn chỉ giùm ern... Loại “Din” này lạ quá!
Người thợ xưng “em” tóc đã đốm bạc. Hai Cũ chui xuống gầm xe, hất ngọn đèn lên, nhặm lẹ không khác lúc lâm trận khi xưa:
- Thắng hả?... Tật của loại Din 131A thường ở chỗ nầy... - Ừ... chỗ nầy... Siết con ốc chặt vô!
Ra khỏi gầm xe, anh hỏi:
- Tuần rồi, chú không dự lớp sao?
Người thợ trả lời là không.
- Phải đi chớ! Để biết cấu trúc các loại xe... Nghe một lần là rành.
Anh chùi tay vào quần, dắt tôi quay lại, chợt nghiêng tai:
- Cậu nào chỉnh “ga” chiếc Mẹc-xơ-đéc chở khách không đúng...
Tôi chưa nhìn thấy chiếc Mẹc-xơ-đéc mà anh nói, còn tiếng động thì trong xưởng đâu cũng ầm ì.
Chiếc Mẹc-xơ-đéc nằm tận đầu xưởng. Hai Cũ dặn mấy câu với người thợ. Tôi trông mặt người thợ quen quen. Hai Cũ nhắc:
- Quên sao? Hoa tiêu Hoài!
Tôi mừng rỡ chào anh ta. So với lúc ở Thạnh Phú, Hoài già hơn song tươi tỉnh hơn.
Tôi bỗng nhớ, một lần, ở thủ đô, tôi cùng đi trong hành lang bệnh viện với một giáo sư khoa ngoại bậc thầy. Ngang qua phòng mổ, vị giáo sư càu nhàu:
- Hỏng rồi! Ca mổ hỏng rồi!
Ông xô cửa vào phòng.
Vị giáo sư kiểm tra ca mổ bằng mũi, qua cái mùi bốc lên từ vết mổ. Ở đây, Hai Cũ kiểm tra bằng tai. Tôi nói so sánh ấy với anh, anh cười bẽn lẽn:
- Tôi mà giáo... cái con khỉ!
Chúng tôi ngồi trong văn phòng. Kêu là văn phòng bởi có mấy cái bàn viết, máy đánh chữ, kỳ thật nó là một khoảng luông tuồng trong xưởng, vẫn dưới mái tôn nóng kinh khủng và giữa tiếng ồn ào nhức óc.
Chuông điện thoại reo Hai Cũ nhắc máy:
- A lô!... À, Hiển đó hả? Sao... Em nói lại... Cuối tháng trưởng phòng mới có ý kiến, đầu tháng, Ban Giám đốc mới xem xét?... Em có trình bày với ổng tình hình ứ đọng của xưởng không? Có à? Ừ... Phải rồi... không cho làm mộc mà cũng không chỉ chỗ khác, xe cũ xe mới dồn đống, la liệt ngoài lề đường, cảnh sát phạt... Ổng nói sao? - Giọng Hai Cũ gay gắt - Ổng nói ổng không phải là Sở Công an lo dẹp đường... Vậy, công an phạt, ổng tính sao?... Hả?
Hai Cũ che máy, bảo tôi:
- Thằng cha nầy đâu dưới đất nẻ chui lên! Thằng chả bảo: Công an phạt thì cũng Nhà nước phạt Nhà nước, đừng lo mà tổn thọ!
Anh tiếp lục nói vào máy:
- Thôi được... Để qua lên Sở...
Anh gác máy, nặng tay:
- Thằng cha nầy nhẩy phóc lên ghế trưởng phòng, chưa kịp phủi chân, định nhảy phóc lên ghế phó giám đốc... chẳng biết trời trăng gì ráo mà khoái lên lớp...
- Lên lớp giống gì? - Tôi hỏi.
- À! Đại khái thẳng phê bình tụi nầy sao sửa xe tốt, nhiều vậy mà lại quá hà tiện giấy!... Ngữ nầy, chết phải liệm bằng pơ-luya.
Anh còn lầm bầm một tiếng gì đó, cố không cho tôi nghe. Tôi bật cười:
- Anh Hai tiến hộ hung!
Hai Cũ nhìn tôi, thăm dò.
- Cả buổi nay, tôi không nghe anh Hai xài một tờ “giấy năm trăm [2]nào hết!
Anh cười theo tôi:
- Đ. m.! Cái thằng dai hơn đỉa!
Chú thích:
[1] Mỏm đất nhô ở biên giới Việt - Campuchia, thuộc Bình Long. Gọi vui của các chiến sĩ trong kháng chiến.[2] Tiếng lóng ý nói chửi thề.
một
Tiến >>
Nguồn: hoi_ls
NHÀ XUẤT BẢN TÁC PHẨM MỚI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM - 1984
VNthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 6 tháng 9 năm 2019