- Bối cảnh
- Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Chương 20
- Chương 21
- Chương 22
- Chương 23
- Chương 24
- Chương 25
- Chương 26
- Chương 27
- Chương 28
- Chương 29
- Chương 30
- Chương 31
- Chương 32
- Chương 33
- Chương 34
- Chương 35
- Chương 36
- Chương 37
- Chương 38
- Chương 39
- Chương 40
- Chương 41
- Chương 42
- Chương 43
- Chương 44
- Chương 45
- Chương 46
- Chương 47
- Chương 48
- Chương 49
- Chương 50
- Chương 51
- Chương 52
- Chương 53
Hơn sáu trăm năm trước, vị Lương Vương cuối cùng của triều Nguyên là Bả Táp Lạt Ngõa Nhĩ Mật bị Lam Ngọc và Mộc Anh - hai vị khai quốc công thần của triều Minh - đánh bại.
Sau khi bị thua trận ở núi La Tàng, hắn dẫn quân bỏ trốn, tình cờ tìm được cỏ Trường Sinh, bèn cùng các thê thiếp của mình hưởng dụng, sau đó quyết định ở lại trong núi. Hắn lại lợi dụng Cổ thuật (1) của vùng Vân Nam để khống chế tất cả thợ thuyền, binh lính, người hầu, tù binh, bắt họ phải xây dựng cho mình một tòa cung điện dưới lòng đất theo hình thức giống như một ngôi mộ, đồng thời ngày đêm hầu hạ hắn và các thê thiếp.
Ở bên ngoài, hắn cho xây ba mươi sáu ngôi mộ giả phân bố ở khắp nơi trên núi Lương Vương, lại bố trí đầy rẫy những cơ quan tại ngôi mộ mà mình cư trú, cũng chính là mộ Lương Vương sau này. Trong mộ Lương Vương có hai món thần khí trong truyền thuyết, đó là dạ minh châu và tráp pha lê. Bao nhiêu năm qua, đã có rất nhiều người trộm mộ đi vào đó hòng tìm kiếm hai món bảo vật này nhưng cuối cùng tất cả đều phải bỏ mạng ở bên trong, bao gồm cả sư huynh của Trịnh Duy Tín là Trương Duy Trí.
Trịnh Duy Tín không chết còn mang được dạ minh châu từ trong mộ Lương Vương ra ngoài nhưng lại phát hiện đó là đồ giả. Y không cam tâm, bèn cất công sắp đặt, dùng mười mấy năm trời để tìm ra ba người mà trên thân thể có những vết bớt đặc biệt, lại đưa bọn họ vào trong mộ Lương Vương. Vì y biết, muốn tìm được dạ minh châu thì phải lợi dụng vết bớt trên thân thể những người này.
(1). Theo truyền thuyết, ở một số nơi, người ta thường bỏ rất nhiều con sâu độc vào trong một chiếc cốc cho cắn giết lẫn nhau, đến cuối cùng chỉ còn sót lại một con duy nhất thì giữ lại để nuôi, và đó chính là Cổ. Cổ thuật là một loại tà thuật mà kẻ thi triển dùng Cổ để hãm hại người khác.
Lời dẫn
Tiên nhân có lời rằng: “Mệnh lý hữu thời chung tu hữu, mệnh lý vô thời mạc cưỡng cầu”(2). Đây không phải là những lời lẽ tuyên truyền mê tín dị đoan mà chỉ muốn nói với mọi người rằng, phàm việc gì cũng nên giữ đúng tâm thái, chớ có miễn cưỡng mà lại thành không hay. Có một số người năng lực kém cỏi, vô công rồi nghề, vậy mà lại được cả đời ăn ngon mặc đẹp, hưởng thự vinh hoa phú quý; có một số người thì đi sớm về khuya, vất vả nửa đời, song đến cuối cùng lại hai bàn tay trắng, chẳng thu hoạch được gì; thậm chí còn có người cả đời dốc hết tâm tư bày mưu tính kế, song rốt cuộc lại còn chắng được chết một cách tử tế, không có chỗ chôn thây, thực là quá ư không đáng.
Tôi cũng từng có một phen trải nghiệm như vậy, thành ra mãi đến bây giờ, cứ mỗi lần nghĩ dến là trong lòng lại thầm buổn bực không thôi.
(2) Đại ý của câu nói này có nghĩa là trong mệnh đã có rồi thì cuối cùng cũng sẽ có, trong mệnh không có thì chớ nên đòi hỏi kẻo uổng công.
Bối cảnh
Tiến >>
Đánh máy: Quỳnh Bùi, Diệu Linh, Trà My, xuxu
Nguồn: NXB Văn Học - Diễn đàn LeQuidon
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 27 tháng 2 năm 2023