- Lời nhà xuất bản
- Nhà nghiêu cứu Trần Bạch Đằng Đọc Hồi ký không tên
- Lời nói đầu
- Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Chương 20
- Chương 21
- Chương 22
- Chương 23
- Chương 24
- Chương 25
- Chương 26
- Chương 27
- Phụ Lục
Lý Quí Chung (Chánh Trinh, 01.09.1940-03.3.2005) là một nhà báo lão luyện, một chủ bút độc lập quả cảm, đồng thời lại là một dân biểu, một nghị sĩ của chế độ cũ, sớm lựa chọn con đường đối lập ở nghị trường miền Nam trước 1975 đương đầu chống lại chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.
Với ngần ấy vị trí, ông là một nhân vật có điều kiện nhìn sâu vào bên trong bộ máy chính quyền Sài Gòn do Mỹ dựng lên. Từ góc nhìn của ông, những sự kiện, biến động chính trị - xã hội, cũng như một số góc khuất trong chính trường Sài Gòn từ 1965 đến 1975 được phản ánh sinh động trong quyển hồi ký này. Và nhất là, ông đã cho người ta được hiểu thêm những đóng góp khác nhau của nhiều người Việt yêu nước cho ngày toàn thắng.
Hồi ký là một góc nhìn, một góc nhớ của một người, cho nên nếu có những phân tích, đánh giá mang tính chủ quan thì cũng là điều có thể chấp nhận của một thể loại. Với hồi ký liên quan đến lịch sử thì cũng thế, dù không phải là biên niên sử các sự kiện mà người viết được chứng kiến, thì điều quan trọng nhất vẫn là tôn trọng đúng dòng chảy lịch sử chung của cả dân tộc. Còn những cái nhớ, cái ghi về những chi tiết, quan hệ riêng tư, sau 30 năm còn lại bao nhiêu, chính xác li ti đến mức nào, xét cho cùng cũng là việc mà người đọc nên “rộng rãi” khi đọc.
Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Lời nhà xuất bản
Tiến >>
Nguồn: Talawas
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 8 tháng 10 năm 2005