Planet Earth-Hành trình Trái Đất

Tập 1: XUYÊN CỰC (FROM POLE TO POLE)
Đạo diễn: BBC - Discovery
Diễn Viên Chính:

"Planet Earth – Hành trình Trái đất” là loạt phim tài liệu truyền hình về tự nhiên được sản xuất bởi đài BBC của Anh. Đây là bộ phim tài liệu có giá trị và được thực hiện trong vòng 5 năm, từ năm 2002 đến cuối năm 2006. Năm 2001, BBC phát sóng phim tài liệu The Blue Planet nói về lịch sử tự nhiên của đại dương. Bộ phim nhận được rất nhiều lời khen ngợi, tỷ lệ người xem cao và được trao nhiều giải thưởng truyền hình. Alastair Fothrgill, điều hành sản xuất của The Blue Planet, quyết định BBC nên làm một bộ phim bao quát về toàn bộ Trái đất. Ý tưởng về Planet Earth được hình thành. Độc đáo “Planet Earth - Hành trình Trái đất” Hình ảnh trong loạt phim tài liệu khoa học “Hành trình Trái đất” Nội dung của Planet Earth – Hành trình Trái đất chủ yếu khai thác những môi trường sống khác nhau trên thế giới như: băng tuyết, sa mạc, bình nguyên… nhưng được khám phá ở góc nhìn độc đáo. Trên Trái đất của chúng ta có hơn 6 tỷ người đang sinh sống, nhưng vẫn có những khu vực chưa chịu sự tác động của con người. Loạt phim tài liệu này sẽ đưa khán giả đến với những vùng đất trên hành tinh và các loài động vật hoang dã chưa bao giờ thấy trước đây. Ngoài ra, ở mỗi tập phim còn dành 10 phút nói về những khó khăn để tiếp cận, quay hình ảnh hoạt động của các loài động vật. Với mục tiêu mang đến những đoạn phim độc đáo và mới lạ về Trái đất, ê kíp làm Hành trình Trái đất đã thành công trong việc ghi hình một số loài động vật, địa điểm và những sự kiện tự nhiên chưa từng xuất hiện trên truyền hình như: lạc đà Bactrian ở sa mạc Gobi, quá trình đi săn của báo tuyết ở phía Tây Bắc Pakistan, chim cánh cụt Hoàng đế chịu cái lạnh của mùa đông ở Nam cực, tiếp cận với những bí hiểm của hang động Lechuguilla ở New Mexico… Tất cả tạo nên cái nhìn bao quát nhất về toàn bộ hành tinh chúng ta. Khán giả sẽ hiểu thêm về nhiều môi trường sống khác nhau trên Trái đất và những loài vật làm thế nào để thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt. Sau khi được phát sóng rộng rãi trên BBC vào tháng 6-2006, Hành trình Trái đất đã nhận được nhiều phản hồi tốt từ phía khán giả. Một năm sau, phim được phát sóng tại Mỹ trên kênh truyền hình Discovery. Đến tháng 6-2007, Hành trình Trái đất đã có mặt ở 130 quốc gia trên toàn thế giới.

Tập 1: XUYÊN CỰC (FROM POLE TO POLE)
Tập phim giới thiệu những nhân tố chính định hình nên lịch sử tự nhiên. Mặt trời và Nước ngọt chi phối toàn bộ cuộc sống của động thực vật trên thế giới, khởi phát nên những cuộc di cư theo mùa với các quy mô lớn nhỏ khác nhau. Mùa xuân ở Arctic, gấu ** và gấu con rời khỏi chỗ trú đông. Chúng chỉ có đúng 2 tuần để băng qua vùng biển đóng băng trước khi băng tan chảy. Đây là bức tranh đầy đủ nhất về cuộc sống của loài gấu bắc cực được quay. Trong hơn ba năm, cùng với nhũng công nghệ chụp ảnh hiện đại nhất, đoàn làm phim đã quay được những quang cảnh di cư hoành tráng nhất.

Tập 2: NÚI NON (MOUNTAINS)
Tập phim này quay lại khung cảnh núi đá, băng và tuyết kỳ vĩ nhất. Bắt đầu từ sự khai sinh của một ngọn núi tại nơi thấp nhất trên Trái Đất và kết thúc tại đỉnh cao chót vót của ngọn Everest. Tại đây chúng ta sẽ có dịp quan sát những động vật kỳ bí nhất gắn liền với ngọn núi cao vút này cũng như một trong những hiện tượng hiếm hoi nhất trên quả đất – hồ chứa dung nham đã tuôn trào trong vòng 100 năm qua.

Tập 3: NƯỚC NGỌT (FRESHWATER)
Nước ngọt là tài nguyên quý giá nhất và chính nước ngọt xác lập việc phân tán cuộc sống trên mặt đất. Tập phim quay lại nguồn gốc của dòng sông trên các vùng núi cao cho đến khi sông tuôn chảy ra biển lớn. Tập phim cũng quay lại thác nước hùng vĩ Grand Canyon cũng như cuộc sống hoang dã dưới bề mặt băng tuyết của hồ sâu nhất thế giới.

Tập 4: HANG ĐỘNG (CAVES)
Động Thiên Nga ở Mexico cao tới 400m, và đủ sâu để có thể đặt cả tòan nhà Empire State Building trong lòng. Hệ thống hang động Lechuguilla của Mỹ dài tới 193 cây số và sâu tới 500 mét với những hình thù pha lê kỳ lạ treo bên dưới vòm động.

Mặc dù thường không được quan tâm, những hang động này là môi trường sống quan trọng cho những loài vật kỳ lạ cũng quan trọng không kém. Loài cá thần tiên hang động bám chặt vào những vách đá ẩn sau những thác nước trong hang bằng những cái vây cực mỏng. Những con chim yến hagn động tìm đường đi bằng cách định vị tiếng vang và xây tổ bằng chính nước bọt của chúng. Những con kỳ nhông hang động Texas không mắt và không màu. Cách thâm nhập duy nhất vào một thế giới bí ẩn của những thạch nhũ, măng đá, các cụm khoáng chất (snotites) sẽ mang lại những điều vô cùng ngạc nhiên.

Tập 5: SA MẠC (DESSERTS)
Sa mạc chiếm tới 30% bề mặt trái đất, là hệ sinh thái đa dạng nhất của chúng ta bất chấp việc thiếu mưa. Khám phá những bí ẩn của sự sống nơi sa mạc và những kinh nghiệm về tính chất bất thường của môi trường biến đối nơi này. Hãy xem những cơn bão cát trên sa mạc Sahara dâng cao tới cả dặm và những dòng sông sa mạc chỉ xuất hiện trong một ngày.

Ở sa mạc Gobi, giống lạc đà Bactrian quý hiếm lấy nước từ tuyết. Ở Atacama, loài guanacos sống được nhờ việc liếm sương đọng trên gai xương rồng. Ở Mỹ, mà chủ yếu là trong thung lũng Chết đã bùng nổ nạn dịch châu chấu, những đám mây châu chấu rộng tới 65km và kéo dài tận 160km. Một chuyến du hành trên không qua sa mạc Namibian để tìm hiểu những con voi trên chuyến hành trình dài tìm thức ăn và loài sư tử sa mạc săn tìm những con linh dương lạc bầy.

Tập 6: BĂNG GIỚI (ICE WORLD)
Bắc Cực và Nam Cực có khí hậu khắc nghiệt nhất trên Trái Đất. Các camera theo thời gian theo dõi một đàn chim cánh cụt hoàng đế, đang di chuyển… Tập phim cũng khám phá những kiến thức khoa học mới mẻ về động cơ trạng thái của loài cánh cụt hoàng đế. Ở phía nam, những bức ảnh chụp trên không độc nhất vô nhị cho thấy một con gấu vùng cực đang bơi hơn 100km. Nó lặn mỗi lần tới hơn 2 phút. Con gấu vùng cực đã kiệt sức này sau đó đã tấn công một bầy hải mã trong một cuộc chiến đấu đích thực giữa những kẻ khổng lồ.

Tập 7: BÌNH NGUYÊN (GREAT PLAINS)
Mất tới ba năm đoàn làm phim mới quay được cảnh đàn linh dương Mông Cổ, mất 6 tuần để với những máy quay tân kỳ nhất, đoàn làm phim đã quay được cảnh chiến đấu khốc liệt giữa đàn cáo Tây Tạng và voi.

Tập 8: RỪNG RẬM (JUNGLES)
Mặc dù chỉ che phủ 3% diện tích trái đất nhưng rừng rậm lại là ngôi nhà cho 50% loài. Tập phim có những cảnh quay tuyệt vời về cuộc sống động vật tại tầng rừng thấp.

Tập 9: THỀM BIỂN (SHALLOW SEAS)
Cảnh những đàn cá voi lưng gù thực hiện cuộc di trú từ cực nam đến cực bắc, những con chim thiên đường đầy màu sắc, những đàn hải cẩu săn chim cánh cụt.

Tập 10: RỪNG MÙA (SEASONAL FORESTS)
Rừng Taiga, trải dài trên rìa vùng cực, một thế giới tĩnh lặng của những cây họ thông cằn cỗi. Cây cối ở đây tuy nhỏ nhưng khi quay phim từ trên không ta có thể thu được tỷ lệ đúng của chúng. Một phần ba lượng cây cối của Trái Đất mọc lên ở nơi này và trong cả mùa hè ngắn ngủi chúng nhả đủ oxy giúp thay đổi bầu không khí. Ở California General Sherman, một cây sequoia khổng lồ, là cây lớn nhất còn sống trên hành tinh, có kích cỡ gấp 10 lần một con cá voi xanh. những cây thông bristlecone (tạm dịch là Tùng Dai) là loài sống lâu nhất. Với số tuổi hơn 4000 năm, chúng có thể vượt trước cả các kim tự tháp Ai Cập. Nhưng rừng cây bao báp ở Madagascar có lẽ là lạ nhất trong tất cả.

Tập 11: BIỂN THẲM (OCEAN DEEPS)
Lãnh địa bao la. Một con cá mập voi nặng tới 30 tấn chén cả một đàn cá và chỉ có chiếc máy quay heli-gimbal trên cao độc nhất vô nhị mới có thể thu được hình ảnh những con cá voi phóng trên biển với tốc độ hơn 30km/h. Sâu trong lòng biển thẳm, con bạch tuộc bay lượn nhờ những chiếc cánh và loài mực ma dùng khả năng phát quang sinh học của mình để biến màu một cách khác thường. Đoạn phim đầu tiên quay ở độ sâu 2000 m về những con cá trình, cua và động vật đẳng túc cỡ lớn chuyên ăn xác, chúng giải quyết xong bữa ăn trong 3h đồng hồ.


Nguồn: Tvhay.org
Được bạn: Mọt sách đưa lên
vào ngày: 19 tháng 11 năm 2011

Bình luận về Phim "Planet Earth-Hành trình Trái Đất"