Việt Nam Thời Khai Sinh - PDF - Nguyễn Phương -

Sách ở dạng Scan, Nhấn vào bìa sách ở trên để xem

Công trình sử học bị thất lạc của Nguyễn Phương

 

By Le Minh Khai

Người dịch: Hoa Quốc Văn

Trước đây, tôi đã viết sơ lược về công trình của sử gia Nguyễn Phương trên blog này. Nguyễn Phương đã xuất bản một cuốn sách bằng tiếng Việt ở Huế trong thập kỉ 1960s mang tên Vit Nam thi khai sinh [Vietnam at the Time of its Birth] (Huế: Phòng Nghiên Cứu Sử, Viện Đại Học Huế, 1965).

Cuốn sách về cơ bản cho rằng người Việt là những người đã di cư [từ phương Bắc] xuống phương Nam đến đồng bằng sông Hồng ở thiên niên kỉ đầu sau Công lịch. Đến thế kỉ X, số dân này đã trở nên đủ lớn và họ phát triển những lợi ích chung, rồi toàn bộ điều này dẫn đến sự xuất hiện của một quốc gia riêng ở vùng đất này lúc bấy giờ.

 

Hơn một thập kỉ sau khi xuất bản công trình đó, Nguyễn  Phương viết một cuốn sách với chủ đề tương tự bằng tiếng Anh lấy tên là “Cổ sử Việt Nam: một nghiên cứu mới” (“The Ancient History of Việt-Nam: A New Study.”). Tuy nhiên, cuốn sách này chưa bao giờ được xuất bản.

Tôi không biết cụ thể về cuộc đời Nguyễn Phương, nhưng trong phần Lời cảm tạ của cuốn “Cổ sử Việt Nam”, ông nói rõ rằng ông đã rời Việt Nam năm 1975 và sau đó nhận được một nguồn tài trợ để đến nghiên cứu ở Hoa Kỳ. Đây là những dòng ông viết:

“Tôi rời Việt Nam năm ngoái, khi nó không còn tự do… Không nhà và không tổ quốc, khi tôi bị giam cầm hết tháng này qua tháng khác tại St. John’s Island, Singapore. Toàn bộ công trình, toàn bộ sự nghiệp của tôi dường như bị buộc phải kết thúc vĩnh viễn… Thật may, tôi được chấp nhận nhập cảnh vào Hoa Kỳ, nơi Quỹ Ford đã cho tôi một học bổng để nghiên cứu lịch sử. Tất nhiên tôi biết ơn sâu sắc về sự tài trợ này.

Nhưng điều tôi còn biết ơn nhiều hơn nữa là: chủ đề nghiên cứu được Quỹ chấp nhận là về cổ sử Việt Nam, bởi khi nghiên cứu nó, tôi cảm thấy mình vẫn có một tổ quốc đã xoay xở thành công để được tự do.

Vậy là nhờ ơn Quỹ Ford, tôi biết nhiều hơn về một bộ phận cơ bản của lịch sử Việt Nam. Bây giờ tôi vui mừng được giới thiệu nó đến quý Quỹ đầy hảo tâm và đến công chúng.

Nguyễn Phương,

Tháng 11 năm 1976.

 

“Cổ sử Việt Nam” khá khác với Việt Nam thời khai sinh. Tác phẩm sau không đơn thuần là bản dịch tiếng Anh của tác phẩm trước. Tuy nhiên, lập luận chính của nó là giống nhau – rằng “thực dân Trung Hoa” đã sinh sôi nảy nở và vượt mặt “người bản xứ” hay thổ dân và cho đến thế kỉ X sau Công lịch, trở thành người Việt Nam.

Trích:

“Đó là những hậu duệ của thực dân Trung Hoa, những người đã trở thành nhóm dân cư chính, đặc biệt là sau thất bại của Trưng Trắc, đã cấu thành người Việt. Họ dần dần ý thức về những lợi ích chung, về căn cước của mình, về khả năng, thậm chí là tính tất yếu, về sự độc lập chính trị với Trung Hoa”.

“Trong khi cuộc nổi dậy của Trưng Trắc là nỗ lực cuối cùng của những người bản địa nhằm giành lại quyền lực cho bộ tộc, thì cuộc nổi dậy của thực dân Lí Bí là nỗ lực đầu tiên của người Việt nhằm sáng lập một quốc gia mới”.

“Lí Bí cũng thất bại như Trưng Trắc, nhưng Trưng Trắc kết lại một nỗ lực, còn Lí Bí lại mở ra một nỗ lực khác mà sau này sẽ được hiện thực hóa đầy đủ bởi Đinh Bộ Lĩnh” (tr.181).

Tôi từng nghe nói rằng Nguyễn Phương đã dành thời gian viết cuốn sách này tại Đại học Cornell. Vào lúc đó sử gia chính nghiên cứu về Việt Nam là O.W.Wolters.

Ý tưởng của Nguyễn Phương không hợp với ý tưởng của O.W.Wolters. Theo O.W.Wolters, Việt Nam là một bộ phận của Đông Nam Á, và vì vậy Việt Nam phải khác với Trung Hoa. Trong các công trình của mình về Việt Nam, ông nhiều lần nhấn mạnh rằng ngay dù người Việt viết bằng chữ Hán, nó vẫn có nghĩa khác. Theo đó, ông cho rằng người Việt đã “làm rỗng” ý nghĩa gốc của các văn bản Hán và dùng các văn bản theo mục đích riêng của mình…”

Tôi không chắc vì sao bản thảo của Nguyễn Phương không bao giờ được xuất bản nhưng bản sao duy nhất của nó mà tôi biết nằm ở thư viện Đại học Cornell. Trong khi Nguyễn Phương tuyên bố trong Lời Cảm tạ của mình rằng ông đang giới thiệu công trình đã hoàn thành cho Quỹ Ford và cho công chúng, thì không có “công chúng” nào từng được nhìn thấy nó, theo như tầm hiểu biết của tôi. Nó là một “[công trình] sử học bị thất lạc”.

Ý tưởng của Nguyễn Phương về những người dân di cư đến Đồng bằng sông Hồng sau trở thành người Việt Nam khi họ trở nên đủ lớn mạnh để trở thành thành nhóm cư dân chính là một sự lí giải quá giản đơn cho sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Chẳng hạn, người ta có thể lập luận rằng một nhóm tinh hoa thiểu số hẳn có thể thiết lập những thực hành và mô thức văn hóa mà trải qua thời gian sẽ được nhóm đa số kế thừa.

Vậy là, tôi không đồng ý với lập luận của Nguyễn Phương, nhưng tôi thấy nó gần với sự thật hơn những gì O.W.Wolters viết về Việt Nam. Và trong khi có thể mất nhiều thời gian, tôi vẫn nghĩ sự thật rốt cuộc sẽ được phi lộ và chấp nhận.

Tôi có tham dự một hội thảo gần đây nơi có một học giả cao niên hơn đã trình bày một bài viết rất hay về lịch sử Việt Nam, bài viết đó có mối liên hệ gần gũi với các quan điểm của Nguyễn Phương hơn nhiều với các quan điểm của O.W.Wolters…

1 Phiếu

Sao điểm
Số lần đọc: 832

Nguồn: vnthuquan.net
Được bạn: Ct.ly đưa lên
vào ngày: 31 tháng 3 năm 2019