- Đừng bắt trẻ em khóc!
- Dàn nhạc một người
- Không phải việc của tôi
- Tiệc mừng lắp nồi supde
- Những trục trặc của kỹ thuật
- Giá như không có ruồi!
- Nhỏ và đẹp
- Hãy cắt cho tôi miếng đất 78 xăng ti mét
- Đứa con nhỏ
- Một tháng lương
- Người đàn ông phương đông
- Rõ là thời buổi bây giờ...
- Chuyện nọ xọ chuyện kia...
- Chát - chát - bùm!...
- Đoán tính cách qua nét chữ
- Xếp hàng
- Không được ba hoa
- Phụ nữ và công việc xã hội
- Một vụ khiêu khích
- Vệ sĩ
- Cấm dân chủ
- Làm thế nào viết được một bài báo
- Cách tìm thủ phạm
- Kiểm kê mũ
- Truyện tươi mát
- Đức vua do quạ bầu
- Miếng sắt tây gỉ trong quốc khố
- Báu vật làm từ máu người
- Xứ ngáp vặt
- Ngài bò đực và ngài Acmét
- Đức vua không nhận ra mình
- Hỡi đồng bào! Hãy ra sức chống đỡ
- Chuyện về một người La Mã cổ
- Nhà tiên tri Isút và hai người
Các nhà làm phim chúng ta thường nói: nếu trong lúc xem phim khán giả không đầm đìa nước mắt thì có nghĩa là họ đã bỏ tiền ra mua vé một cách vô ích.
Tôi cũng tán đồng ý kiến này. Chúng ta vốn là những người giỏi cười và giỏi khóc. Ngoài ra không có dạng trung gian giữa hai loại này. Bạn hãy để ý những người đi đường mà xem, hoặc chỉ thấy những nét mặt dở mếu, dở khóc, hoặc chỉ nghe thấy những tiếng cười giòn tan như ngô rang. Ôi, chúng ta quả thật là những người thích khóc! Bộ phim nào và cuốn tiểu thuyết nào không làm rơi nước mắt người xem thì không đáng một xu!
Cho đến bây giờ vẫn không ai hay biết tại sao hồi bé tôi đã bỏ học một thời gian. Hồi đó ai cũng muốn vào học trường này, thế mà tôi lại bỏ trốn ra đi. Đó là trường nội trú và không phải đóng tiền.
Học ở đó người ta cho học sinh ăn và còn cấp cả quần áo, nói chung là được cấp tất cả những gì cần thiết. Thế thì tại sao tôi lại bỏ trốn mà đi.
Lười học thì không phải rồi. Trong lớp tôi được coi là học sinh gương mẫu.
Một thời gian sau, khi biết tôi bỏ học, người nhà bắt đầu lục vấn tôi.
- Tại sao con bỏ học?
Tôi không thể nào giải thích được tại sao tôi bỏ học. Từ bấy đến nay, ba mươi năm đã trôi qua, bây giờ thì tôi đã có thể giải thích lý do. Nguyên nhân khiến tôi phải bỏ trường chính là do nước mắt.
Năm mười tuổi tôi thi đậu kỳ thi tuyển vào trường này, sau đó bốc thăm tôi lại trúng tên được nhập học. Năm học đầu tiên trôi qua tốt đẹp. Nhưng vừa lên lớp năm thì mọi chuyện bắt đầu xẩy ra.
Thời đó trong chương trình học có môn học gọi là "Câu chuyện về đạo đức", đó là những lời răn dạy về các quy tắc và hành vi đạo đức. Các học sinh lớp trên đã kể cho chúng tôi nghe rất nhiều về những giờ học này. Thầy giáo Siukru là người phụ trách các giờ học này. Theo lời học sinh lớp trên thì thầy là người dạy giỏi nhất môn này. Giờ học nào ông cũng làm cho học sinh phải khóc hết nước mắt. Đấy, ông là người giỏi như thế đấy! Các anh chị lớp trên thường nói:
- Thầy ấy mà kể chuyện thì cứ gọi là tượng đá cũng phải nhỏ nước mắt!
Từ đấy tôi chỉ mong được biết thấy Siukru thể hiện "tài năng" đó như thế nào? Thật ra, hồi đó tất cả các thầy giáo của chúng tôi lúc nào cũng bắt chúng tôi phải khóc. Và nếu thầy nào càng làm chúng tôi chảy nước mắt nhiều hơn thì chúng tôi không thể cầm được nước mắt khi thầy giáo dạy bài "Cuộc tri Huxâyin con trai của Ali, trong cuộc giao chiến ở vùng Kerbel. Mà đâu chỉ có chuyện ấy. Cả chuyện về Muavia cũng thế.
Khi giáo viên bước ra khỏi lớp, chúng tôi vẫn còn ràn rụa nước mắt cho đến tận giờ của thầy dạy môn tôn giáo. Và đến lúc thầy bị xúc động cực độ khi kể cho chúng tôi nghe về những hình phạt đang chờ đợi những kẻ có tội dưới địa ngục thì cả sáu chục đứa học trò mười một, mười hai tuổi chúng tôi đều oà lên khóc nức nở. Tôi thường không có khăn mùi xoa nên nước mắt cứ chảy đầm đìa trên má. Tôi khóc nức nở kèm theo tiếng khịt mũi suỵt soạt. Tiết học cuối cùng vẫn là môn tiếng Thổ Nhĩ Kỳ như mọi khi. Để không bị thua kém đồng nghiệp, thầy giáo tiếng Thổ cũng ra sức bắt chúng tôi phải chảy nước mắt. Khi thầy kể về những nỗi đau đớn của nhà thơ yêu nước Namức kêman, thì những lời than vãn "Ôi", "Ai" phát ra từ những cái miệng non nớt của hơn sáu chục đứa học trò cứ vang lên mãi thấu tận trời xanh. Đến tiết học nhạc, khi chúng tôi đồng thanh hát những bài thánh ca, nước mắt chúng tôi đã chảy như suối.
Không có tiết học nào mà chúng tôi không khóc, không có thầy giáo nào là không khiến chúng tôi phải đầm đìa nước mắt. Thậm chí cả trong giờ học thể dục mà hồi đó gọi là "Giáo dục thể chất" chúng tôi cũng khóc. Thầy dạy thể dục chẳng có chuyện gì để kể nên cứ nhè đít chúng tôi mà đánh, bắt chúng tôi phải khóc.
Uy tín của thầy giáo được đo bằng nước mắt của chúng tôi. Và nếu các bạn học sinh trường khác nói với chúng tôi: "Bạn có hiểu không, nếu thầy giáo mình mà giảng bài thì nước mắt bạn cứ là tuôn ra như suối", thì để chứng tỏ sự vượt trội hơn hẳn của trường mình, chúng tôi sẽ ngắt lời ngay:
"Thật quá bình thường! Giá mà cậu được gặp thầy giáo chúng mình. Thầy ấy mà đã kể chuyện thì cứ gọi là tượng đá, cũng phải rơi nước mắt".
Nước mắt chúng tôi chảy ra còn nhiều hơn nước chúng tôi uống vào. Chính vì thế mà tôi nóng lòng muốn biết thầy Siukru sẽ như thế nào. Tôi tự nhủ thầm: Nếu như tất cả các thầy giáo khác đều khiến chúng tôi phải rơi nhiều nước mắt như vậy, thì thầy Siukru, người đặc biệt nổi tiếng về lĩnh vực này, sẽ còn khiến chúng tôi phải khóc đến đâu nữa? Tôi còn nhớ là tất cả chúng tôi ai nấy đều đã sẵn sàng tư thế để khóc thật tốt khi thầy Siukru giảng giải.
Tiết học đầu tiên là môn sử. Thầy dạy môn sử kể cho chúng tôi nghe về các sự tích anh hùng của tổ tiên chúng tôi một cách xúc động đến nỗi học trò không làm sao cầm được nước mắt. Tiết thứ hai là môn tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Thầy giáo môn này cũng khiến chúng tôi phải khóc khi đọc khúc bi thương của nhà thơ Redgiai Ekrem viết về người con trai chết sớm của mình. Đến giờ học thứ ba, khi thầy giáo địa lý kể cho chúng tôi nghe về sự tan rã của đế chế chúng tôi, một thời đã từng chiếm ba lục địa, thì chúng tôi cảm thấy không còn giọt nước mắt nào mà khóc nữa.
Đến tiết học thứ tư thì thầy Siukru đến. Thầy có dáng dấp nhỏ, có cái đầu khá to, quần áo bảnh bao. Áo vét bằng len đen, quần kẻ sọc. Chiếc áo sơ mi trắng, hồ cứng. Đội giầy đánh xi bóng lộn. Từ túi ngực trên chiếc áo vét ló ra chiếc khăn mùi xoa trắng gấp hình tam giác. Vài chùm tóc lưa thưa có thể đếm được từng sợi, bị "điều động" từ bên trái sang bên phải và ép cẩn thận vào trán bóng lộn như soi gương được. Thầy bước vào lớp nhẹ nhàng, rón rén cứ như sợ dẫm phải kiến và ngồi vào sau bục giảng.
Trước đó, chúng tôi đã được nghe kể rất nhiều về thầy và cứ đinh ninh rằng thế nào thầy cũng sẽ khiến chúng tôi phải khóc. Ý nghĩ ấy ăn sâu trong đầu óc chúng tôi đến nỗi dù thầy có ngồi im như thóc thì chắc chắn chúng tôi vẫn phải rơi nước mắt.
Trời ơi, cuối cùng thầy Siukru có lên tiếng hay không? Chẳng hiểu trò khác thế nào, chứ nước mắt tôi đã chực chảy rồi. Tôi cứ tưởng mấy tiết học trước tôi đã khóc cạn nước mắt. Nhưng lúc này tôi lại không sao cầm được nước mắt.
Hết tiết học, khi thầy Siukru bước ra khỏi lớp thì tôi gần như bị ngất vì khóc nhiều quá.
Vậy thì thầy Siukru là người như thế nào? Chúng tôi được biết thầy là người giàu có, và là hiệu trưởng một trường khác, trường cao đẳng. Nhưng chính vì thầy khi còn nhỏ cũng học trường này, nên thầy tự nguyện xin đến dạy ở các lớp trò bé không lấy tiền để thoả mãn thú vui riêng của mình. Mà thú vui ấy là ở chỗ thầy bắt chúng tôi phải khóc. Một thú vui riêng không có gì so sánh nổi!
Và không có giờ học nào thầy dạy mà chúng tôi không khóc. Thầy kể cho chúng tôi nghe về thời thơ ấu của thầy ở trường này, thế là chúng tôi thi nhau khóc. Thầy chỉ vừa nhắc tới hai từ "Tổ quốc" thế là chúng tôi đã bắt đầu khóc. Thầy nói: "Đất nước" chúng tôi lại khóc. Thầy khuyên nhủ: "Các em hãy quý mến cha mẹ mình", và chúng tôi khóc như mưa.
Nguyên nhân khiến tôi phải bỏ học là vì những dòng nước mắt mà chúng tôi nhỏ ra khi xảy ra trận động đất ở Tocbala, ở đó nhiều nhà cửa đã bị sập đổ, và nhiều người đã thiệt mạng. Thầy Siukru bước vào lớp học trông như người sống lại vừa từ dưới mồ lên. Cho đến lúc này mới chỉ có chúng tôi khóc. Nhưng ngày hôm đó thầy Siukru đã khóc cùng chúng tôi. Và tất cả chúng tôi khóc như mưa. Và tất cả chúng tôi đều giống như những tín dồ Batư trong các nghi lễ buồn của tháng tư hành xác đầu năm. Thầy khuyên chúng tôi cũng nên quyên góp tiền cho những nạn nhân trận động đất. Tiền chẳng là gì cả, ngay đến tính mạng mình chúng tôi cũng sẵn sàng hy sinh! Thầy hỏi từng học sinh một xem ai đóng góp bao nhiêu để thầy ghi vào sổ. Khi nào tan học chúng tôi phải về nhà lấy tiền mang đến. Chúng tôi... Mà chúng tôi là ai kia chứ? Đó là những đứa trẻ mười một, mười hai tuổi. Tất cả chúng tôi là con nhà nghèo, không cha hoặc không mẹ... Trong số chúng tôi đứa nào được mẹ cho mỗi tuần hai mươi nhăm xu đã được coi là giàu rồi. Thầy Siukru kể về những người bị chôn vùi trong trận động đất, bị mất nhà cửa không chốn nương thân thật cảm động, làm cho bọn trẻ con chúng tôi nghẹn ngào, gào lên trong nước mắt:
- Một lia!
- Hia lia!
Từ bé tôi đã là đứa trẻ tốt bụng, không ai có thể sánh nổi tôi về lòng thương người.
Khi thầy Siukru nói: "Trong khi các em đang được ngồi trong lớp học ấm cúng này thì các bạn bè, anh chị của các em ở Tocbala đang..." thì tim tôi như se lại. Tôi không tự kiềm chế được bản thân.
- Hai lia rưỡi! - Tôi gào lên.
Thầy giáo Siukru ghi vào tên tôi: "Góp hai lia rưỡi". Ở tuổi "mười một", số tiền này cách đây ba mươi hai năm to bằng mười lăm lia bây giờ. Nhưng lúc ấy làm sao tôi có thể tính toán gì được?
Thầy Siukru không yên lặng lấy một phút, ông tiếp tục vẽ ra cảnh tượng thiên tai đau thương sinh động đến mức tôi đầm đìa trong nước mắt, không kìm được lòng mình:
- Ba lia!
Sau đó tôi không còn nghĩ gì nữa.
- Bốn lia!
Khi thầy Siukru vừa bắt đầu nghẹn ngào nói "Các đồng bào của chúng ta..." tôi đã vội gào lên cắt lời thầy"
- Năm lia!
- Những người cùng tín ngưỡng với chúng ta...
- Thưa thầy, sáu lia!
Lớp học nhộn nhạo, tất cả oà lên khóc nức nở.
- Bảy lia!
- Những đồng bào, những người anh em của chúng ta...
- Tám lia!
Khi chuông tan học vừa reo lên, tôi gào cật lực:
- Mười lia!
Nếu chuông reo muộn đi chút nữa, thì cứ nghe những lời nói cảm động của thầy Siukru, tôi có thể hô đến một trăm, một ngàn, một triệu lia.
Khi tôi ra khỏi lớp, đôi mắt tôi đỏ ngầu và sưng húp vì khóc nhiều quá. Tôi vẫn còn sụt sịt, thổn thức. Sau khi được thầy giáo cho phép, tôi trở về nhà. Khi mẹ tôi dúi vào tay hai mươi nhăm xu tiền quà hàng tuần, tôi mới chợt nhớ ra. Nếu như tôi nói: "Mẹ ơi, con phải ủng hộ các nạn nhân động đất, mẹ hãy cho con mười lia", chắc chắn mẹ tôi cũng phải bật khóc đau xót vì cứ tưởng rằng đứa con trai bà bỗng dưng bị điên.
Từ hôm ấy tôi bỏ trường, và cho đến tận bây giờ vẫn không ai biết lý do vì sao tôi bỏ học ở một trường tốt như thế - trường nội trú không mất tiền.
Không hiểu trong số các giáo viên thời nay có thầy nào giống các thầy giáo ngày xưa của chúng tôi không, những người thầy mà mỗi lời nói ra có tác dụng như một quả bom hơi cay? Và trong số học trò ngày nay, có học trò nào mau nước mắt như lớp học trò chúng tôi ngày xưa không?
Đừng bắt trẻ em khóc!
Tiến >>
Nguồn: TVE 4U
Được bạn: Mot Sach đưa lên
vào ngày: 1 tháng 11 năm 2024